Bệnh tôm là một trong những nguyên nhân chính tác động trực tiếp đến năng
suất và sản lượng thu hoạch tôm nuôi. Bệnh trong các ao nuôi tôm xuất hiện phần lớn là do ô nhiễm môi trường nước, sự phân hủy thức ăn dư thừa, sản phẩm bài tiết làm cho mầm bệnh có cơ hội xuất hiện nếu không điều khiển môi trường nước trong ao nuôi tốt dẫn đến sức đề kháng của tôm sẽ giảm và bệnh có điều kiện bùng phát [18].
Bảng 3.18: Các bệnh tôm thường gặp trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng.
TT Bệnh Tỷ lệ % 1 Vi rút đốm trắng- WSSV 6,6 2 Bệnh đục thân- IMNV 11,6 3 Hoại tử- IHHNV 25 4 Gan tụy- HPV 10 5 Sinh vật bám 30 6 Gan tụy- VBT 0,8 7 Chết đen 1,6 8 Mềm vỏ 11,6 9 Trúng độc (NH 3, H 2S) 5
Hầu hết tại các hộ điều tra đều xuất hiện bệnh, tuy nhiên theo các hình thức nuôi khác nhau mà tỷ lệ cảm nhiễm các loại bệnh cũng khác nhau. Đối bệnh sinh vật bám chiếm 30% diện tích nuôi, nhưng bệnh này không gây hại lớn đến tôm nuôi, đối với bênh đốm trắng tỷ lệ bị bệnh chỉ chiếm 6,6% diện tích nhưng mức độ gây hại rất lớn, khi bệnh bùng phát thì không có khả năng chữa trị gây thiệt hại cho người nuôi. Trong 6,6% diện tích bị bệnh đốm trắng chết hoàn toàn và mất trắng này chủ yếu là những hộ do nguồn giống không đảm bảo chất lượng , không có ao xử lý và hệ thống cấp thoát nước chung.
Hiện nay công tác phòng bệnh trên tôm nuôi của người dân còn hạn chế. Trong quá trình điều tra tôi nhận thấy việc chuẩn đoán và phòng trị bệnh cho tôm nuôi người dân chưa nắm rõ, chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Mặt khác trong nuôi tôm phòng bệnh là
chính nhưng nhìn chung hiện nay hệ thống ao nuôi tôm thẻ chân trắng chưa được quy hoạch, chưa có áo xử lý, hệ thống cấp thoát nước còn chung thì dịch bệnh vẫn là nguy cơ lớn cho người nuôi tôm.