0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG PENAEUS VANNAMEI BOONE,1931 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 61 -62 )

- Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan ban ngành từ tỉnh xuống địa phương, quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị. Hiện nay công tác quản lý chất lượng con giống đang còn nhiều bất cập, giữa Chi cục nuôi và Chi cục Thú y cần phải có sự phối hợp và cụ thể hóa nhiệm vụ.

- Đối với các hộ nuôi cần phối hợp tốt với các cấp chính quyền trong việc giám sát, kiểm tra, kiểm dịch con giống trước khi thả cho tất cả các nguồn tôm giống sản xuất, kinh doanh trong và ngoài tỉnh.

- Tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho các vùng nuôi.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm định, kiểm dịch chặt chẽ chất lượng con giống và vùng nuôi trồng.

- Trên cơ sở Quyết định số 18/2010/QĐ –UBND ngày 9 tháng 2 năm 2010 về việc ban hành quy chế quản lý vùng nuôi và cơ sở sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn tỉnh Nghệ An, thì các địa phương xây dựng quy chế riêng cho mình để phù hợp với tình hình thực tế của các khu vực nuôi. Trong đó, thành lập các chi hội nuôi trồng để nâng cao trách nhiệm trong việc giám sát, quản lý hoạt động sản xuất trên vùng nuôi.

- Triển khai thực hiện quyết định số: 56/2008/QĐ-BNN ngày 29/04/2008 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận NTTS bền vững.

- Xây dựng và đẩy mạnh việc tuyên truyền cho các hộ nuôi đăng ký vào Chương trình nuôi có trách nhiệm (CoC- Code of conduct) và thực hành nuôi tốt (GAP – Good Aquaculture Practise).

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG PENAEUS VANNAMEI BOONE,1931 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 61 -62 )

×