Đánh giá chung về tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản

Một phần của tài liệu Đề tài Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng penaeus vannamei boone,1931 trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 29 - 30)

Trong báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 [47] , UBND tỉnh Nghệ An đã đánh giá lợi thế so sánh và cơ hội phát triển của tỉnh so với các địa phương trong vùng là rất lớn. Ngoài các lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống giao thông, xu thế hội nhập chung... thì nguồn tài nguyên đa dạng (đất, rừng, biển, khoáng sản, thủy sản, du lịch tự nhiên và nhân văn...) là một trong những lợi thế rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh - xã hội Nghệ An, trong đó nhóm ngành nông - lâm - thủy sản có lợi thế rất rõ rệt.

Với 82 km bờ biển, 6 cửa lạch, hệ thống sông ngòi phân đều, hệ thống hồ đập với khả năng chủ động nước lớn; nguồn lợi các loài cá nước ngọt đa dạng tạo ra tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách toàn diện, từ nuôi nước ngọt, nuôi mặn lợ, nuôi biển với việc đa dạng hoá loài nuôi và với nhiều hình thức nuôi. Theo số liệu điều tra của ngành thuỷ sản tháng 12 năm 2005 tiềm năng diện tích có thể nuôi trồng thuỷ sản là 62.549 ha. Trong đó: Diện tích nước ngọt 57.377 ha (diện tích ao hồ nhỏ 11.207ha; diện tích hồ, mặt nước lớn 8.687 ha; diện tích sông suối: 12.216 ha; diện tích ruộng trũng, ruộng chủ động nước: 25.267 ha). Diện tích nuôi mặn lợ 3.872 ha (bãi triều 700 ha; diện tích bãi cát 600; diện tích có thể chuyển đổi từ đất khác 800 ha; 1.772 ha mặt nước). Diện tích có khả năng nuôi biển: 1.300 ha.

Một phần của tài liệu Đề tài Hiện trạng và giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng penaeus vannamei boone,1931 trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)