Phân tích mơi trƣờng kinh doanh tại SGD2-BIDV

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển huy động vốn tại sở giao dịch 2 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33 - 36)

2.2.1. Mạng lƣới hoạt động của các NHTM trên địa bàn.

Bảng 2.1: Mạng lưới hoạt động một số NHTM lớn trên địa bàn TPHCM (đến 30/09/2010):

Ngân hàng Chi nhánh PhòngGiao dịch Quỹ Tiết kiệm

1. Agribank 69 37 0 2. Vietinbank 17 8 28 3. Vietcombank 12 15 0 4. ACB 25 19 0 5. VIB 17 0 0 6. SCB 14 0 0 7. HSBC 1 0 0

(Nguồn: Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 của SGD2- BIDV)

Mạng lưới các ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn TPHCM có số lượng tập trung khá lớn tại các quận trung tâm thành phố, trong đó: Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn có mạng lưới lớn nhất với 106 CN, PGD tại tất cả các quận, huyện của TPHCM. Ngân hàng Á Châu (ACB) có mạng lưới lớn thứ hai với 44 CN, PGD tại 20 quận, huyện của TPHCM. Ngân hàng Công Thương Việt Nam và Ngoại Thương lần lượt là các ngân hàng có mạng lưới lớn thứ ba, thứ tư tại TPHCM.

Về mức độ tập trung mạng lưới tại các quận trung tâm thành phố (Quận 1, 3, 5, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình): Ngân hàng Agribank có số lượng cao nhất với 43 CN, PGD (chiếm 40% số lượng CN, PGD trên địa bàn), ACB có số lượng tập

trung tại các quận trung tâm thành phố khá lớn với 24 CN, PGD (chiếm 55% số lượng CN, PGD trên địa bàn của ACB).

Các ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình để tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Từ số liệu cho thấy mạng lưới hoạt động của các NHTMNN và NHTMCPNN chiếm ưu thế và phủ khắp địa bàn. Tuy NHTM nhà nước có những ưu thế về đầu tư qui mơ, cơng nghệ, chính sách dành cho khách hàng, nhưng vẫn còn tồn tại một số điểm yếu ở các NHTM nhà nước đó là nguồn nhân lực cịn trì trệ và chưa thật sự năng động, cơ chế tài chính, chính sách chăm sóc khách hàng cịn chưa được cởi mở và thật sự linh hoạt.

Hệ thống NHTM đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế địa bàn thành phố trong nhiều năm qua. Với nhiều hình thức huy động vốn tương đối đa dạng, NHTM đã huy động vốn hàng trăm tỷ đồng (tại TP.HCM các NHTM huy động đến cuối năm 2005 là 184.600 tỷ đồng gấp 2,8 lần so với năm 2001và con số này là 546.000 tỷ đồng) từ các nguồn vốn trong xã hội, tăng dư nợ cho vay với mọi thành phần kinh tế (dư nợ cho vay cuối năm 2010 của các NHTM gấp 3 lần so với năm 2005), tăng đầu tư vào những chương trình trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kiểm sốt lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, góp phần tạo cơng ăn việc làm cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo còn 6.2%) và làm giàu hợp pháp. Nhiều dịch vụ tiện ích (chi lương, thu chi hộ, thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền tự động, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ…) và nhiều sản phẩm mới xuất hiện đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế.

2.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh về huy động trên địa bàn 2.2.2.1. Điểm mạnh

1. Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp. 2. Am hiểu về thị trường trong nước.

3. Đội ngũ khách hàng của NHTM VN khá đông đảo.

4. Chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn và dịch vụ.

5. Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại.

6. Có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía NH Trung ương. 7. Môi trường pháp lý thuận lợi.

8. Hầu hết đều đang thực hiện hiện đại hóa ngân hàng.

2.2.2.2. Điểm yếu

1. Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại, bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu quả.

2. Chính sách xây dựng thương hiệu cịn kém.

3. Chất lượng nguồn nhân lực kém, chính sách tiền lương chưa thỏa đáng, dễ dẫn đến chảy máu chất xám.

4. Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của phần lớn các NHTM VN đều thua kém các ngân hàng trong khu vực.

5. Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng.

6. Thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau.

7. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, nợ quá hạn cao, nhiều rủi ro.

8. Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nhất quán.

9. Quy mô vốn hoạt động còn nhỏ nên chưa thực hiện được mục tiêu kinh doanh một cách hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển huy động vốn tại sở giao dịch 2 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)