Chính sách chắm sóc khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển huy động vốn tại sở giao dịch 2 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 63)

2.6. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huyđộng vốn

2.6.2.7. Chính sách chắm sóc khách hàng

Các ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình để tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Từ số liệu trên cho thấy mạng lưới hoạt động của các NHTM NN và NHTM CPNN chiếm ưu thế và phủ khắp địa bàn. Tuy SGD2- BIDV thuộc NHTM nhà nước có những ưu thế về đầu tư qui mơ, cơng nghệ, chính sách dành cho khách hàng, nhưng vẫn còn tồn tại một số điểm yếu ở các cơ chế tài chính nhiều cửa, chính sách chăm sóc khách hàng cịn chưa được cởi mở và thật sự linh hoạt, chưa có đội ngũ tư vấn viên được lựa chọn kỹ lưỡng về năng lực chuyên môn và phong cách phục vụ, luôn sẵn sàng hỗ trợ để khách hàng được thuận lợi nhất trong giao dịch, hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng để lựa chọn được sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng.

Trên một địa bàn kinh tế năng động và mang tính cạnh tranh cao như Tp.HCM, trong thời gian qua SGD2- BIDV vẫn chưa có sự liên kết, hợp tác một cách thực sự giữa các đơn vị khác trong hệ thống BIDV trên đại bàn như:

 Vấn đề cùng nghiên cứu, phân tích, phối hợp và thống nhất, đề ra các biện pháp, các hình thức huy động vốn phù hợp, tạo đầu mối thường xuyên thông tin cho nhau về diễn biến tình hình cung cầu vốn, lãi suất huy động, dự báo chu chuyển vốn…trên địa bàn để có chính sách huy động vốn phù hợp cho từng đơn vị.

 Ngồi ra chưa có thơng tin cho nhau và có thể chủ động cùng tiếp xúc với các

ngân hàng, các TCTD trong và ngoài địa bàn để huy động vốn trong phạm vi cho phép. Thiếu sự thống nhất về nội dung và phương thức tuyên truyền, quảng cáo trong huy động vốn.

Do vậy đây là vấn đề đòi hỏi vừa cấp thiết trước mắt, vừa mang tính mục tiêu lâu dài.. SGD2- BIDV cần có một số biện pháp nâng cao sự hợp tác với các chi nhánh để nâng cao khả năng huy động vốn.

2.6.2.9. Phát triển nguồn nhân lực

Mặc dù đội ngũ cán bộ công nhân viên của SGD2- BIDV là trẻ, nhiệt tình cao, đội ngũ quản lý có kinh nghiệm và trình độ chun mơn cao, nhưng trình độ CBNV ở các chi nhánh, phòng giao dịch vẫn còn nhiều bất cập, không đồng đều. Do SGD2- BIDV thuộc khối ngân hàng nhà nước nên trong quá trình tuyển dụng nhân sự vẫn còn hiện tượng thân quen, chưa minh bạch và công bằng trong việc thu hút nhân tài. Xét về khía cạnh lương, thưởng bình qn là cao so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng một số lao động có kinh nghiệm, trình độ xin chấm dứt hợp đồng lao động, đặc biệt là tuyển lao động cho các vị trí chủ chốt, lao động trình độ cao đơi khi vẫn cịn khó khăn. Vậy trong thời gian tới SGD2-BIDV cần có những biện pháp coi trọng và thu hút nhân tài hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2



Thông qua nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại SGD2- BIDV trong giai đoạn 2008-2011, ta thấy SGD2- BIDV đã đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng. Mặc dù nền kinh tế của đất nước trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái nền kinh tế tồn cầu, quy mơ và tốc độ huy động vốn của Sở giao dịch 2 - BIDV vẫn tăng qua các năm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nghiệp vụ huy động vốn Sở giao dịch 2 - BIDV còn tồn tại rất nhiều hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cần phải được khắc phục để có thể gia tăng được quy mô huy động vốn, mở rộng thị phần.

Chương 3 của luận văn sẽ đề ra các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trên.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD2- BIDV

3.1. Kế hoạch huy động vốn năm 2012 và trong những năm tới của SGD2- BIDV

Tổng kế hoạch huy động vốn 2012 từ tổ chức kinh tế và dân cư:

 Huy động KH ĐCTC: 2.000 tỷ đồng.

 Huy động KHDN: 7.000 tỷ đồng.

 Huy động KHCN: 4.000 tỷ đồng.

Biểu đồ 3.1. Kế hoạch huy động vốn năm 2012.

3.2. Định hƣớng phát triển huy động vốn của SGD2 – BIDV trong thời gian tới gian tới

Bước vào năm 2012 và những năm tiếp theo, BIDV sẽ chính thức hoạt động với tư cách một NHTMCP, nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, yêu cầu toàn thể CNCBV SGD2 – BIDV triệt để đổi mới tư duy trong công việc, tạo nên một cuộc cách mạng trong hoạt động kinh doanh. Theo đó, phương hướng phát triển huy động vốn trong những năm tới cũng như công tác lập và xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng cần phải được đổi mới, bám sát tình hình của thị trường của BIDV và đảm bảo lợi ích của các cổ đơng, phấn đấu trở thành hình mẫu của tồn hệ thống. Để đạt điều đó thì SGD2 – BIDV cần có những định hướng rõ ràng

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 ĐCTC DN CN năm 2011 năm 2012

như: Thực hiện nghiêm túc trần lãi suất và các văn bản chỉ đạo điều hành về lãi suất huy động, biện pháp chế tài xử lý vi phạm của Ngân hàng Nhà nước, BIDV về huy động vốn. Đồng thời, bám sát diễn biến của thị trường nhằm có ứng xử linh hoạt, hợp lý nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định.

3.2.1. Đối với huy động vốn dân cƣ

Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn dân cư, bám sát các văn bản hướng dẫn về việc triển khai các sản phẩm mới, đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị các sản phẩm huy động vốn từ dân cư của BIDV, nâng cao phong cách, thái độ giao dịch để tạo ra sự thân thiết với khách hàng và từ đó gia tăng nguồn vốn huy động .

Phát huy tối đa, mở rộng nội lực, nguồn nhân lực và vị trí hiện có tại khu vực giao dịch 15A Bến Chương Dương và tạo sức lan tỏa tới các Phòng giao dịch và Qũy tiết kiệm trực thuộc SGD2 – BIDV, nhằm góp phần tăng trưởng huy động vốn dân cư trên quy mô 4,000 tỷ đồng.

3.2.2. Đối với huy động vốn từ TCKT

Dự báo phương án biến động tiền gửi từ nhóm các khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các khách hàng tổ chức kinh tế lớn để chủ động xây dựng kịch bản cân đối và sử dụng vốn phù hợp.

Duy trì và quan hệ tốt với những khách hàng truyền thống, nhưng SGD2 – BIDV cũng không ngừng mở rộng giao lưu liên kết với những khách hàng tiềm năng, đa dạng hóa chính sách khách hàng, phát huy nội lực, nâng cao thế mạnh để tạo niềm tin vững chắc cho doanh nghiệp khi gửi tài sản.

3.2.3. Đối với huy động vốn từ ĐCTC

Đẩy mạnh quan hệ với các định chế tài chính đặc biệt như Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng phát triển, Bảo hiểm tiền gửi, Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP HCM…, tích cực tiếp cận với các ĐCTC phi ngân hàng có nguồn tiền gửi tiềm năng như các TCT Bảo hiểm, Ban Quản lý dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế…

3.3. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý

3.3.1. Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát

Trong những năm gần đây sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta bị suy giảm, lạm phát tăng cao, việc áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mơ của ngân hàng nhà nước đơi khi cịn lúng túng, chưa có biện pháp đối phó kịp thời với sự thay đổi liên tục của nền kinh tế trong nước, cũng như những biến đổi suy giảm của nền kinh tế thế giới. Vậy để có một sự phát triển bền vững thì các cơ quan quản lý phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, điều hành thị trường vốn nhằm bảo đảm sự thống nhất, nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo hướng kiểm sốt lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mơ.

Tăng cường các giải pháp kiềm chế tín dụng, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, sử dụng và điều hành linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ mà tập trung ở bốn cơng cụ chính là lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng để điều tiết lượng tiền cung ứng và thanh khoản.

Kiểm soát lãi suất ở mức hợp lý theo hướng chủ động, tích cực kiềm chế lạm phát, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nâng cao giá trị và mức hấp dẫn của VNÐ so với ngoại tệ, tránh tình trạng lãi suất NHTM tăng cao để kiềm chế lạm phát, còn các doanh nghiệp thì khơng vay được vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh và kết cục là nền kinh tế lại rơi vào tình trạng đình lạm, phải chăng công cụ lãi suất là chủ đạo trong việc điều hành chính sách tiền tệ như hiện nay, cơ quan quản lý sử dụng hiệu quả công cụ thị trường mở, khuyến khích người dân tham gia vào thị trường mở nhiều hơn khi đó chính sách tiền tệ mới đi đúng quy luật của nó.

Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có

nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng phát triển sản xuất, kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối. Có các biện pháp để kiểm sốt chặt chẽ việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế và chi tiêu ngoại tệ ra nước ngoài của các tổ chức và cá nhân.

Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ thị trường vàng, bao gồm theo dõi và dự báo sát tình hình biến động giá vàng quốc tế, cung cầu trong nước để điều hành hoạt động xuất nhập khẩu vàng một cách hợp lý, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động đầu cơ, găm giữ, thao túng thị trường. Một điều không thể không nhắc tới là hiện nay số lượng vàng đang được dự trữ trong dân chúng với một khối lượng rất lớn, nhưng khơng có khả năng chuyển đổi thành nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy cơ quan quản lý nên cho người dân gửi vàng vào ngân hàng có thể lãi suất thấp nhưng tránh được rủi ro khi cất trữ tại nhà.

3.3.2. Tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng

Hiện nay trong hệ thống ngân hàng vẫn tồn tại một số ngân hàng yếu kém, khó khăn trong vấn đề huy động tiền gửi từ người dân, hoạt động kinh doanh của họ chủ yếu vay lãi trên thị trường liên ngân hàng sau đó cho các doanh nghiệp vay hưởng lãi suất chệnh lệch, chưa thực hiện được chức năng trung gian tài chính.

Mặt khác trong tình trạng nền kinh tế hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp trong cả nước đang trên bờ vực phá sản, NHNN thay vì cứu các ngân hàng nhỏ yếu kém, nên cứu các doanh nghiệp để tạo ra việc làm và sản lượng, đẩy lùi lạm phát và suy thối kinh tế. Ngồi ra khơng nên để dòng tiền luẩn quẩn trong hệ thống ngân hàng mà phải đẩy dịng tiền đó cho các doanh nghiệp vay thì tốt hơn.

Khi hệ thống ngân hàng đã dần ổn định về tính thanh khoản thì NHNN nên thả nổi trần lãi suất huy động để các ngân hàng có thể cạnh trạnh nhau về lãi suất, khi đó các ngân hàng mạnh sẽ giữ ổn định lãi suất huy động đầu vào, còn các ngân hàng yếu kém muốn đẩy lãi suất lên cao cũng khó huy động vì lãi suất trên thị trường liên ngân hàng rẻ, mặt khác các ngân hàng này không được sự tin tưởng của người dân mặc dù lãi suất tăng, thêm vào đó là NHNN kiểm sốt chặt chẽ về mức tăng trưởng tín dụng, và khi thấy ngân hàng nào q yếu kém thì có thể sáp nhập, giải thể ...để

giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phương án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an tồn hệ thống, khơng làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm.

Hồn thiện hệ thông pháp lý và sửa đổi bổ sung những quy định trước kia khơng cịn phù hợp với hiện tại, để tránh tình trạng xảy ra những tranh chấp trong q trình thâu tóm, sáp nhập giữa các ngân hàng như hiện nay.

Thực hiện cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước, nâng cao tiềm lực tài chính, khả năng quản trị, chất lượng các dịch vụ, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động để ngân hàng thương mại Nhà nước được thực sự làm nòng cốt trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cả nước.

Khi hệ thống ngân hàng được tái cấu trúc một cách hợp lý thì tạo ra sự ổn định cho hệ thống, việc huy động vốn từ các NHTM nói chung cũng như chi nhánh SGD2 nói riêng mới phát triển và đóng một vai trị quan trọng là trung gian tài chính của nền kinh tế.

3.3.3. NHNN linh hoạt trong việc sử dụng chính sách tiền tệ

Từ năm 2008 đến 2011 nền kinh tế trong nước có những biến đổi khó lường đó là: Tình trạng lạm phát tăng cao, giá vàng leo thang cao hơn giá thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng có vốn để sản xuất kinh doanh, tái đầu tư, tình trạng thất nghiệp ngày càng nhiều. Phải chăng đó là hệ lụy của chính sách tiền tệ khơng cân xứng, phải chăng ngân hàng nhà nước đã quá coi trọng công cụ lãi suất và nó đã phản tác dụng tác dụng khi lãi suất ngân hàng tăng lên thì quá cao mà lạm phát vẫn không được kiềm chế. Vậy trong thời gian để đối phó với tình trạng kinh tế như hiện nay nhà nước đưa ra giải pháp:

Bên cạnh công cụ lãi suất trong việc kiềm chế lạm phát NHNN cần có sự phối hợp nhịp nhàng với các cơng cụ khác trong chính sách tiền tệ, đó là cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở,dự trữ bắt buộc...Giả sử khi nền kinh tế đang trong trường hợp đình lạm, NHNN có thể giữ nguyên lãi suất huy động và lãi suất tín dụng và khi đó khơng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, và kiềm chế lạm phát

bằng cách phát hành trái phiếu ngân hàng , tín phiếu kho bạc.... Để người dân mặn mà với các cơng cụ này, NHNN cần có sự điều chỉnh lãi suất hợp lý, linh hoạt và có thể trong trường hợp lạm phát tăng cao thì có thể xấp xỉ và bằng lãi suất huy động ngân hàng, khi đó chắc chắn nó sẽ phát huy tác dụng và trở thành kênh đầu tư an toàn, mang lại lợi nhuân cao của người dân.

3.4. Nhóm giải pháp đối với Hội sở chính- BIDV

3.4.1. Quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ & Chỉ thị của NHNN thị của NHNN

Hội sở ln bám sát thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ, thực hiện nghiêm túc trần lãi suất và các văn bản chỉ đạo điều hành về lãi suất huy động, không vượt trần lãi suất dưới mọi hình thức nhằm từng bước giảm dần lãi suất, đưa mặt bằng lãi suất về mức phù hợp với mục tiêu và yêu cầu thực tế sản xuất, kiểm soát lạm và đưa ra biện pháp chế tài xử lý vi phạm của các chi nhánh về huy động vốn. Đồng thời, bám sát biễn biến của thị trường nhằm có ứng xử linh hoạt, hợp lý nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định. Theo sự chỉ đạo của ngân hàng nhà nước cần triển khai nhanh q trình cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển huy động vốn tại sở giao dịch 2 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)