Tình trạng lạm phát tăng cao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển huy động vốn tại sở giao dịch 2 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 60)

2.6. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huyđộng vốn

2.6.2.2. Tình trạng lạm phát tăng cao

Nguồn vốn huy động là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát tăng cao như trong thời gian vừa qua thì hoạt động huy động vốn của SGD2- BIDV đã khơng cịn thuận lợi như trước.

Do tâm lý lo sợ trước tình hình lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá nên người dân có xu hướng tìm đến các kênh đầu tư an toàn hơn như mua vàng và ngoại tệ, thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng như trước đây, từ đó làm giảm khả năng huy động vốn của SGD2- BIDV.

Giá cả các mặt hàng thiết yếu trong sản xuất và tiêu dùng tăng cao làm cho người dân và các doanh nghiệp sẽ phải chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp giảm đi, trong điều kiện đó, SGD2- BIDV khó có thể gia tăng được nguồn tiền huy động.

Khi lạm phát tăng cao, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động của chi nhánh cũng đã tăng theo nhưng nếu vẫn chưa thể ngang bằng với tốc độ trượt giá, thì người gửi tiền vào ngân hàng phải chịu thiệt hại do lãi suất thực âm, từ đó khơng khuyến khích các dịng vốn chảy vào ngân hàng.

Dưới tác động tiêu cực của lạm phát, SGD2- BIDV vừa phải đối mặt với xu hướng lãi suất huy động vốn đầu vào có xu hướng tăng, trong khi đó nguồn vốn lại ít có khả năng tăng và ở trong tình trạng bất ổn. Thực tế diễn biến thị trường huy động vốn của chi nhánh những tháng đầu năm 2008 cho thấy rất rõ điều này.

2.6.2.3. Cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng chƣa hợp lý

Do thiếu hụt thanh khoản từ năm 2010 đến giữa năm 2011, các ngân hàng cùng chạy đua tăng lãi suất, phát triển nhiều sản phẩm huyđộng vốn mới, áp dụng nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn, tăng thời gian giao dịch để huy động vốn,… Nguồn vốn huy động từ dân cư đã tăng lên nhưng tăng chưa đạt được so với mong muốn. Thị trường huy động vốn đã có lúc xảy ra tình trạng lộn xộn và căng thẳng do các ngân hàng cạnh tranh, chèo kéo khách hàng của nhau, đẩy lãi suất lên cao. Người gửi tiền chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác để hưởng lợi từ cuộc đua tăng lãi suất của các NHTM. Tất cả những điều trên làm giảm uy tín của các NHTM và người dân không tin tưởng khi gửi tiền vào nơi mà họ cho rằng có sự bất ổn mặc

dù lãi suất khá hấp dẫn. Tình trạng nói trên chỉ lắng xuống khi NHNN thực hiện các biện pháp can thiệp hành chính như quy định trần lãi suất huy động, cấm các hình thức khuyến mại làm tăng trần lãi suất.

2.6.2.4. Thói quen sử dụng tiền mặt và dự trữ vàng của ngƣời dân

Ở Việt Nam, tiềm lực vốn nhàn rỗi trong dân cư còn rất lớn bởi người dân cịn giữ thói quen thanh tốn bằng tiền mặt, có của thì cất của ở nhà, hay người dân tự cho vay mượn lẫn nhau thơng qua hình thức vay nóng được lãi suất cao hơn mà do trình độ người ta chưa nhìn nhận được sự rủi ro của nó. Bên cạnh đó hiện nay ở nước ta vẫn cịn một khối lượng vàng lớn đang được tích trữ trong dân chúng, vì từ xưa đến nay người dân cho rằng vàng phương tiện dự trữ ổn định và là của để dành. Do vậy trong thời gian qua ngân hàng nhà nước đóng cửa các sàn giao dịch vàng, các NHTM nhà nước không huy động tiền gửi bằng vàng nhưng người dân vẫn dự trữ vàng và mua vàng với giá cao trên thị trường thế giới mặc dù có nhiều rủi ro. Ngược lại, trong khi đó các ngân hàng thì thiếu hụt thanh khoản, doanh nghiệp rất cần vốn để tái sản xuất kinh doanh, phải chăng đây cũng là những trái ngược trong chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Vì vậy trong thời gian tới NHNH cần có những chính sách linh hoạt trong vấn đề gửi vàng vào ngân hàng của người dân, và tạo ra những tiện ích trong thanh tốn và chính sách lãi suất hợp lý để dần thay đổi được thói quen của người dân.

2.6.2.5. Số lƣợng các chi nhánh trên địa bàn

Số lượng chi nhánh của các NHTM khác phủ khắp trên địa bàn, để thu hút được tiền gửi, giữ chân khách, các chi nhánh này họ thường xuyên đưa ra các chương trình quảng cáo về sản phẩm dịch vụ hấp dẫn, ấn tượng. Đặc biệt là dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn và nhiều khi cịn có nhiều hình thức vượt trần lãi suất huy động để tăng khả năng cạnh tranh về huy động vốn. Bên cạnh đó họ thường xuyên đổi mới trang thiết bị vật chất, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như Quận 1 - TPHCM. Chính vì điều đó SGD2- BIDV khơng nên dựa vào uy tín của hệ thống của BIDV mà coi nhẹ vấn đề cạnh tranh của các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn.

Phải thường xuyên đổi mới trong hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế thương hiệu trên địa bàn.

Nguyên nhân chủ quan

2.6.2.6. Kém nhạy cảm về lãi suất trần huy động

Do chủ chương luôn quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính Phủ và Chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước gắn với các chỉ đạo của BIDV, SGD2- BIDV luôn chủ động áp dụng đúng lãi suất trần huy động của ngân hàng nhà nước để phù hợp chính sách kinh tế vĩ mô. Trong thời kỳ năm 2008 đến 2010 khi chưa có quy định nghiêm về vấn đề các NHTM vượt trần lãi suất huy động, thì khả năng huy động của chi nhánh kém nhạy cảm hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn , cụ thể là đối thủ cạnh tranh đưa ra các chương trình, các chiến lược khuyến mại, trúng thưởng… để vượt trần lãi xuất huy động thu hút khách hàng. Do vậy một số khách hàng đã rút tiền gửi từ SGD2- BIDV để gửi vào các chi nhánh của các NHTM khác trên địa bàn.

2.6.2.7. Chính sách chắm sóc khách hàng

Các ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình để tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Từ số liệu trên cho thấy mạng lưới hoạt động của các NHTM NN và NHTM CPNN chiếm ưu thế và phủ khắp địa bàn. Tuy SGD2- BIDV thuộc NHTM nhà nước có những ưu thế về đầu tư qui mơ, cơng nghệ, chính sách dành cho khách hàng, nhưng vẫn còn tồn tại một số điểm yếu ở các cơ chế tài chính nhiều cửa, chính sách chăm sóc khách hàng cịn chưa được cởi mở và thật sự linh hoạt, chưa có đội ngũ tư vấn viên được lựa chọn kỹ lưỡng về năng lực chuyên môn và phong cách phục vụ, luôn sẵn sàng hỗ trợ để khách hàng được thuận lợi nhất trong giao dịch, hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng để lựa chọn được sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng.

Trên một địa bàn kinh tế năng động và mang tính cạnh tranh cao như Tp.HCM, trong thời gian qua SGD2- BIDV vẫn chưa có sự liên kết, hợp tác một cách thực sự giữa các đơn vị khác trong hệ thống BIDV trên đại bàn như:

 Vấn đề cùng nghiên cứu, phân tích, phối hợp và thống nhất, đề ra các biện pháp, các hình thức huy động vốn phù hợp, tạo đầu mối thường xuyên thông tin cho nhau về diễn biến tình hình cung cầu vốn, lãi suất huy động, dự báo chu chuyển vốn…trên địa bàn để có chính sách huy động vốn phù hợp cho từng đơn vị.

 Ngồi ra chưa có thơng tin cho nhau và có thể chủ động cùng tiếp xúc với các

ngân hàng, các TCTD trong và ngoài địa bàn để huy động vốn trong phạm vi cho phép. Thiếu sự thống nhất về nội dung và phương thức tuyên truyền, quảng cáo trong huy động vốn.

Do vậy đây là vấn đề đòi hỏi vừa cấp thiết trước mắt, vừa mang tính mục tiêu lâu dài.. SGD2- BIDV cần có một số biện pháp nâng cao sự hợp tác với các chi nhánh để nâng cao khả năng huy động vốn.

2.6.2.9. Phát triển nguồn nhân lực

Mặc dù đội ngũ cán bộ công nhân viên của SGD2- BIDV là trẻ, nhiệt tình cao, đội ngũ quản lý có kinh nghiệm và trình độ chun mơn cao, nhưng trình độ CBNV ở các chi nhánh, phòng giao dịch vẫn cịn nhiều bất cập, khơng đồng đều. Do SGD2- BIDV thuộc khối ngân hàng nhà nước nên trong quá trình tuyển dụng nhân sự vẫn còn hiện tượng thân quen, chưa minh bạch và công bằng trong việc thu hút nhân tài. Xét về khía cạnh lương, thưởng bình qn là cao so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn có hiện tượng một số lao động có kinh nghiệm, trình độ xin chấm dứt hợp đồng lao động, đặc biệt là tuyển lao động cho các vị trí chủ chốt, lao động trình độ cao đơi khi vẫn cịn khó khăn. Vậy trong thời gian tới SGD2-BIDV cần có những biện pháp coi trọng và thu hút nhân tài hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2



Thông qua nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại SGD2- BIDV trong giai đoạn 2008-2011, ta thấy SGD2- BIDV đã đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng. Mặc dù nền kinh tế của đất nước trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái nền kinh tế tồn cầu, quy mơ và tốc độ huy động vốn của Sở giao dịch 2 - BIDV vẫn tăng qua các năm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nghiệp vụ huy động vốn Sở giao dịch 2 - BIDV còn tồn tại rất nhiều hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cần phải được khắc phục để có thể gia tăng được quy mô huy động vốn, mở rộng thị phần.

Chương 3 của luận văn sẽ đề ra các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trên.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD2- BIDV

3.1. Kế hoạch huy động vốn năm 2012 và trong những năm tới của SGD2- BIDV

Tổng kế hoạch huy động vốn 2012 từ tổ chức kinh tế và dân cư:

 Huy động KH ĐCTC: 2.000 tỷ đồng.

 Huy động KHDN: 7.000 tỷ đồng.

 Huy động KHCN: 4.000 tỷ đồng.

Biểu đồ 3.1. Kế hoạch huy động vốn năm 2012.

3.2. Định hƣớng phát triển huy động vốn của SGD2 – BIDV trong thời gian tới gian tới

Bước vào năm 2012 và những năm tiếp theo, BIDV sẽ chính thức hoạt động với tư cách một NHTMCP, nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, yêu cầu toàn thể CNCBV SGD2 – BIDV triệt để đổi mới tư duy trong công việc, tạo nên một cuộc cách mạng trong hoạt động kinh doanh. Theo đó, phương hướng phát triển huy động vốn trong những năm tới cũng như công tác lập và xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng cần phải được đổi mới, bám sát tình hình của thị trường của BIDV và đảm bảo lợi ích của các cổ đơng, phấn đấu trở thành hình mẫu của tồn hệ thống. Để đạt điều đó thì SGD2 – BIDV cần có những định hướng rõ ràng

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 ĐCTC DN CN năm 2011 năm 2012

như: Thực hiện nghiêm túc trần lãi suất và các văn bản chỉ đạo điều hành về lãi suất huy động, biện pháp chế tài xử lý vi phạm của Ngân hàng Nhà nước, BIDV về huy động vốn. Đồng thời, bám sát diễn biến của thị trường nhằm có ứng xử linh hoạt, hợp lý nhưng vẫn đảm bảo đúng theo quy định.

3.2.1. Đối với huy động vốn dân cƣ

Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn dân cư, bám sát các văn bản hướng dẫn về việc triển khai các sản phẩm mới, đẩy mạnh công tác quảng bá, tiếp thị các sản phẩm huy động vốn từ dân cư của BIDV, nâng cao phong cách, thái độ giao dịch để tạo ra sự thân thiết với khách hàng và từ đó gia tăng nguồn vốn huy động .

Phát huy tối đa, mở rộng nội lực, nguồn nhân lực và vị trí hiện có tại khu vực giao dịch 15A Bến Chương Dương và tạo sức lan tỏa tới các Phòng giao dịch và Qũy tiết kiệm trực thuộc SGD2 – BIDV, nhằm góp phần tăng trưởng huy động vốn dân cư trên quy mô 4,000 tỷ đồng.

3.2.2. Đối với huy động vốn từ TCKT

Dự báo phương án biến động tiền gửi từ nhóm các khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các khách hàng tổ chức kinh tế lớn để chủ động xây dựng kịch bản cân đối và sử dụng vốn phù hợp.

Duy trì và quan hệ tốt với những khách hàng truyền thống, nhưng SGD2 – BIDV cũng không ngừng mở rộng giao lưu liên kết với những khách hàng tiềm năng, đa dạng hóa chính sách khách hàng, phát huy nội lực, nâng cao thế mạnh để tạo niềm tin vững chắc cho doanh nghiệp khi gửi tài sản.

3.2.3. Đối với huy động vốn từ ĐCTC

Đẩy mạnh quan hệ với các định chế tài chính đặc biệt như Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng phát triển, Bảo hiểm tiền gửi, Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP HCM…, tích cực tiếp cận với các ĐCTC phi ngân hàng có nguồn tiền gửi tiềm năng như các TCT Bảo hiểm, Ban Quản lý dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế…

3.3. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý

3.3.1. Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát

Trong những năm gần đây sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta bị suy giảm, lạm phát tăng cao, việc áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mơ của ngân hàng nhà nước đơi khi cịn lúng túng, chưa có biện pháp đối phó kịp thời với sự thay đổi liên tục của nền kinh tế trong nước, cũng như những biến đổi suy giảm của nền kinh tế thế giới. Vậy để có một sự phát triển bền vững thì các cơ quan quản lý phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, điều hành thị trường vốn nhằm bảo đảm sự thống nhất, nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo hướng kiểm sốt lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mơ.

Tăng cường các giải pháp kiềm chế tín dụng, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó, sử dụng và điều hành linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ mà tập trung ở bốn cơng cụ chính là lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng để điều tiết lượng tiền cung ứng và thanh khoản.

Kiểm soát lãi suất ở mức hợp lý theo hướng chủ động, tích cực kiềm chế lạm phát, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nâng cao giá trị và mức hấp dẫn của VNÐ so với ngoại tệ, tránh tình trạng lãi suất NHTM tăng cao để kiềm chế lạm phát, cịn các doanh nghiệp thì khơng vay được vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh và kết cục là nền kinh tế lại rơi vào tình trạng đình lạm, phải chăng cơng cụ lãi suất là chủ đạo trong việc điều hành chính sách tiền tệ như hiện nay, cơ quan quản lý sử dụng hiệu quả công cụ thị trường mở, khuyến khích người dân tham gia vào thị trường mở nhiều hơn khi đó chính sách tiền tệ mới đi đúng quy luật của nó.

Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có

nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng phát triển sản xuất, kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và tăng dự trữ ngoại hối. Có các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thẻ thanh toán quốc tế và chi tiêu ngoại tệ ra nước ngoài của các tổ chức và cá nhân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển huy động vốn tại sở giao dịch 2 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)