Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển huy động vốn tại sở giao dịch 2 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 59 - 60)

2.6. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huyđộng vốn

2.6.2. Những nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

2.6.2.1. Sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mơ

Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đến nay, NHNN thường xuyên thay đổi chính sách tiền tệ để đối phó sự suy giảm của nền kinh tế, tình trạng lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, cụ thể là sự tăng giảm lãi suất huy động và cho vay, mua bán trái phiêu, tín phiếu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, nhằm mục đích ổn định nền kinh tế. Vậy đôi khi hệ thống chính sách cịn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thiếu nhất quán, không theo sát kịp với diễn biến phức tạp của nền kinh tế. Các chính sách tiền tệ, các văn bản do Ngân hàng nhà nước vừa mới ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt hiệu lực do lúc ban hành văn bản chưa có tầm nhìn sâu và phân tích vấn đề. Từ đó, tạo ra sự khó khăn cho các NHTM nói chung và

SGD2- BIDV nói riêng trong việc định hướng chiến lược kinh doanh của mình cũng như định hướng hoạt động huy động vốn. Giai đoạn 2008 - 2011 là giai đoạn kinh tế biến động nhanh và khó lường. Các chính sách kinh tế, cụ thể là chính sách tài chính, tiền tệ thay đổi liên tục. Trong năm 2008, chính sách thắt chặt tiền tệ được thực thi triệt để đã làm lãi suất tăng liên tục và rất cao. Điều này đã tạo những khó khăn nhất định trong hoạt động của hệ thống nói chung và SGD2- BIDV nói riêng, đặt biệt là mảng huy động vốn dân cư. Việc các ngân hàng trên địa bàn chạy đua với lãi suất từng ngày đã thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ các kênh đầu tư khác như: Thị trường chứng khoán, bất động sản và thị trường vàng. Tuy nhiên, nguồn vốn này khơng ổn định vì đa phần là tiền gửi ngắn hạn và thường xuyên thay đổi từ ngân hàng này sang ngân hàng khác có lãi suất cao hơn.

Vào nửa cuối năm 2008, khi mục tiêu kiểm sốt lạm phát của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, chính sách nới lỏng tiền tệ và kích cầu tiêu dùng, đầu tư bắt đầu được áp dụng thì lãi suất huy động giảm nhanh, số huy động tại SGD2- BIDV chững lại và đi vào xu hướng bình ổn.

Bước sang năm 2009, hệ thống NHTM vẫn trong tình trạng thiếu vốn khả dụng VNĐ. Để đảm bảo khả năng thanh khoản, mặc dù lãi suất HĐV được điều chỉnh lên khá cao nhưng huy động của SGD2- BIDV vẫn tăng trưởng thấp.

Năm 2010, trên địa bàn TP.HCM, lãi suất huy động vốn tiếp tục xu hướng gia tăng liên tục. Bên cạnh đó, sự gia tăng về nhu cầu vốn từ các doanh nghiệp và khách hàng là những nguyên nhân chủ yếu gây áp lực rất lớn đối với lãi suất cho vay, cũng là yếu tố kích thích các TCTD tăng lãi suất để thu hút nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Năm 2011, thị trường huy động vốn có nhiều biến động phức tạp với một loạt biện pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước nhằm đưa thị trường vốn về trạng thái ổn định và thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển huy động vốn tại sở giao dịch 2 ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)