Định gía thương hiệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và phát triển thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc hệ thống saigontourist (Trang 30 - 31)

1.2. Quy trình xây dựng thương hiệu

1.2.6. Định gía thương hiệu

Trong xây dựng thương hiệu thì định giá thương hiệu đóng một vai trị quan trọng trong việc hình thành vị trí của thương hiệu trên thị trường mục tiêu. Hơn nữa, trong hỗn hợp marketing, giá cả là thành phần duy nhất tạo ra doanh

thu, trong khi các thành phần khác chỉ tạo ra chi phí cho cơng ty. Có 3 cách tiếp cận chính trong việc định giá thương hiệu:

1.2.6.1. Định giá trên cơ sở chi phí

Định giá dựa vào chi phí sản xuất là phương pháp đơn giản nhất và phổ biến nhất. Doanh nghiệp chỉ cần xác định chi phí sản xuất và cộng thêm phần lợi nhuận mong muốn thì phần định giá đã hồn tất. Tuy nhiên, phương pháp này không hợp lý lắm vì nó bỏ qua yếu tố cầu và cạnh tranh trên thị trường.

1.2.6.2. Định giá trên cơ sở cạnh tranh

Trong phương pháp này thì giá cả được xác định tùy theo tình hình cạnh tranh trên thị trường để đạt được doanh thu, lợi nhuận mục tiêu. Giá cả thay đổi khi công ty xem xét giá trị của thương hiệu mình cao hay thấp hơn so với giá trị của các thương hiệu cạnh tranh. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng việc giảm giá để gia tăng thị phần đôi khi không mang lại lợi ích cho đơn vị bằng việc giảm sút lợi nhuận hoặc có thể giảm sút hình ảnh của thương hiệu.

1.2.6.3. Định giá trên cơ sở khách hàng

Đây là trường hợp có thể áp dụng cách tính dựa vào khả năng bán hàng dễ dàng hơn bình thường, đúng hơn là dựa vào sự ưa chuộng của khách hàng. Với cách tính này, giá trị thương hiệu là khoản chêch lệch thị phần có được từ sự tin tưởng để mua sản phẩm của công ty.

Các phương pháp trên đều dựa vào con số thống kê nghiên cứu liên quan chủ yếu đến sức mạnh thương hiệu hiện tại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và phát triển thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc hệ thống saigontourist (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)