Một số đề xuất thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và phát triển thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc hệ thống saigontourist (Trang 89 - 97)

3.4. Ước lượng kết quả đạt được từ việc hoạch định giải pháp xây dựng

3.4.2. Một số đề xuất thực hiện giải pháp

3.4.2.1. Đối với Tổng Công ty

Trên cơ sở những kiến thức đúc kết trong thời gian học tập và những hiểu biết về Tổng Công ty Du lịch Sài Gịn, tác giả có một số kiến nghị hy vọng sẽ hữu ích góp phần xây dựng thương hiệu chuỗi khách sạn Saigontourist như sau:

a. Về yếu tố con người

Tổng Công ty cần quan tâm đến việc đầu tư nhân sự cho Phòng Kinh doanh Tiếp thị Tổng Công ty cũng như tại các khách sạn nhiều hơn. Tổng Công ty nên mời các chuyên gia về trực tiếp huấn luyện đào tạo về thương hiệu tại chỗ cho tất cả các cấp, các bộ phận và đặc biệt là đào tạo chức danh về quản lý thương hiệu. Tổng Công ty cần truyền đạt thông điệp thương hiệu thể hiện định hướng trong tương lai đồng thời giới thiệu đến tồn thể cán bộ cơng nhân viên để có cách hiểu thống nhất ý nghĩa của logo mới cũng như cách áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu mới để có thể cùng thực hiện chiến lược thương hiệu một cách thống nhất và hiệu quả.

b. Về chiến lược xây dựng thương hiệu 9P

Tổng Cơng ty nên thực hiện theo quy trình xây dựng thương hiệu theo mơ hình 9P của Philip Kotler nêu trên. Tuy nhiên, Tổng Công ty nên chia làm nhiều giai đoạn để thực hiện một cách linh hoạt và thường xuyên đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và chiến lược phát triển của Tổng Công ty.

- Củng cố quan điểm xem việc xây dựng thương hiệu là đầu tư lâu dài cho tương lai, Tổng Công ty nên tập trung làm nổi bật những đặc trưng và giá trị cốt lõi của mình so với đối thủ cạnh tranh và thể hiện lợi ích của thương hiệu đối với khách hàng để củng cố và tăng lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.

- Kiên trì tập trung xây dựng hình ảnh và thương hiệu phù hợp với mục tiêu và lời hứa với khách hàng, đảm bảo nội dung quảng cáo phù hợp với cam kết của thương hiệu để tạo dựng lòng tin của khách hàng. Và thường xuyên đánh giá hiệu quả, phát hiện các thiếu sót, chỉnh sửa khuyết điểm.

- Đầu tư mạnh mẽ cho việc phát triển hệ thống quản lý trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Đây là nền tảng công nghệ then chốt cho việc quản lý

điều hành, chăm sóc khách hàng, nhiều chương trình quảng bá tiếp thị mang tính hệ thống trong tương lai.

- Đầu tư nhiều hơn nữa cho kinh phí quảng bá thương hiệu để quảng bá thương hiệu rộng rãi đặc biệt là trong giai đoạn đầu của quá trình xây dựng thương hiệu.

- Thực hiện các chương trình khách hàng thân thiết để xây dựng và giữ gìn mối quan hệ mật thiết với khách hàng, tạo sự gắn bó giữa thương hiệu và khách hàng, trong đó quan tâm đến việc làm hài lịng khách hàng nhiều hơn nữa.

- Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, thương hiệu tại các khách sạn thành viên; kịp thời điều chỉnh, xử lý các trường hợp không đạt chuẩn để tránh ảnh hưởng đến thương hiệu của toàn hệ thống.

3.4.2.2. Đối với các khách sạn thành viên

Các khách sạn thành viên đóng vai trị quyết định đối với sự thành cơng của trong quá trình xây dựng thương hiệu vì trực tiếp cung cấp dịch vụ và thực hiện lời hứa thương hiệu đối với khách hàng. Do đó, mỗi khách sạn thành viên cần phải thống nhất như sau:

- Thực hiện một cách triệt để các quy định, chuẩn mực của Tổng Cơng ty về quy trình phục vụ, chất lượng dịch vụ và hệ thống nhận diện thương hiệu để tạo sự đồng nhất trong toàn hệ thống.

- Thường xuyên cập nhật và chia sẻ thơng tin, sở thích của từng khách hàng trên cơ sở dữ liệu chung của toàn hệ thống. Đây là nền tảng để thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ.

- Truyền đạt đến tồn thể cán bộ cơng nhân viên thơng điệp thương hiệu và định hướng phát triển của toàn hệ thống để tạo dựng niềm tin, khơi gợi lịng tự hào, trân trọng những đóng góp của họ vào quá trình xây dựng thương hiệu chuỗi khách sạn.

- Đồng thời, các khách sạn thường xuyên tạo cơ hội luân chuyển công việc giữa các khách sạn trong hệ thống để vừa tự làm mới dịch vụ cho khách sạn, vừa tạo cơ hội cống hiến hết mình của nhân viên.

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

Để xây dựng thương hiệu có rất nhiều cơng cụ và giải pháp để thực hiện tùy thuộc vào môi trường hoạt động và năng lực nội bộ của doanh nghiệp. Các giải pháp mà tác giả đề xuất trong phạm vi đề tài này dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa 3 yếu tố: lý luận, thực tiễn ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam, thực trạng hoạt động thương hiệu và nguồn lực nội bộ của Tổng Công ty để đề ra giải pháp khả thi nhất nhằm xây dựng thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc hệ thống Saigontourist.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế dẫn đến áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, khách sạn chúng ta còn rất non trẻ so với các nước trên thế giới. Do đó, việc tiếp thu các thành tựu cơng nghệ và ứng dụng một cách hợp lý các kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới vào quá trình xây dựng thương hiệu chuỗi khách sạn sẽ góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Tổng Công ty Du lịch Sài Gịn trở thành tập đồn kinh tế du lịch lớn mạnh hàng đầu Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

KẾT LUẬN

Ngày nay, cùng với sự sự phát triển của kinh tế xã hội thì nhu cầu của con người ngày càng nâng cao. Từ chỗ chỉ chú trọng đến các nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc thì đến nay phần lớn người dân đã quan tâm và thực sự có nhu cầu về du lịch. Trong đó, việc đi du lịch đến các quốc gia khác để khám phá và giao lưu văn hóa đã trở thành nhu cầu của hầu hết người dân trên thế giới.

Hiện nay, trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và những hoạt động quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch của Chính phủ đẽ làm thay đổi mạnh mẽ trong ngành du lịch, lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, công tác, chiêu đãi của khách trong nước cũng gia tăng đáng kể. Và với sự gia nhập thị trường của các tập đoàn khách sạn lớn của thế giới tại Việt Nam như: Hyatt, Hilton, Marriott, Intercontinental, Nikko và sắp tới là Le Meriden đã làm cho thị trường khách sạn cạnh tranh quyết liệt hơn bao giờ hết.

Với tình hình đó thì địi hỏi Tổng Cơng ty phải tìm cho mình một hình ảnh riêng biệt, độc đáo so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời phải thể hiện được tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển và mở rộng trong tương lai. Việc xây dựng thương hiệu hợp lý cho chuỗi khách sạn thuộc hệ thống Saigontourist giúp phát huy hết sức mạnh tổng thể của toàn hệ thống trước áp lực cạnh tranh đến từ các đối thủ trong và ngoài nước. Đây là việc làm hết sức cần thiết khơng những có ý nghĩa lý luận khoa học mà còn là sự tồn vong của Tổng Cơng ty.

ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, ta có thể thấy mơ hình thương hiệu của các tập đồn khách sạn hàng đầu thế giới. Do vậy, nếu triển khai thành công mơ hình thương hiệu trên sẽ làm nền tảng để định hình và phát triển các thương hiệu nhánh sau này.

Nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà chiến lược thương hiệu của Tổng Công ty có cơ sở trong việc lựa chọn những giải pháp cần thiết để xây dựng thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc hệ thống Saigontourist, đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh và củng cố vững chắc vị trí đứng đầu ngành khách sạn của Tổng Cơng ty Du lịch Sài Gịn.

Những giải pháp, kiến nghị đối với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và các khách sạn thành viên được đề xuất dựa trên thực trạng của khách sạn, Tổng Công ty, ngành và những yêu cầu, đánh giá khách quan của khách hàng.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Với thời gian khá ngắn, chỉ tập trung nghiên cứu mơ hình xây dựng thương hiệu cho chuỗi khách sạn trên quy mô hệ thống. Trên thực tế, cần phải triển khai đánh giá từng thương hiệu khách sạn hiện tại để xác định thương hiệu nào cần duy trì, phát triển; thương hiệu nào cần thay đổi, hỗ trợ và triển khai xây dựng thương hiệu của cho từng nhóm khách sạn. Những vấn đề này sẽ gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo của tác giả trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Cục thống kê TP Hồ Chí Minh, 2010. Niên giám thống kê 2010.Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

2. Dương Hữu Hạnh, 2005. Quản trị tài sản thương hiệu cuộc chiến giành vị trí

trong tâm trí khách hàng, Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê.

3. Dương Ngọc Dũng và Phan Đình Quyền, 2005. Định vị thương hiệu, Hà Nội: NXB Thống Kê.

4. Hồ Đức Hùng, 2004. Tài liệu Quản trị Marketing. Hồ Chí Minh: Viện nghiên cứu Kinh tế phát triển, ĐH Kinh tế TPHCM.

5. Hồng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, Hà Nội: NXB Hồng Đức.

6. Lý Quý Trung, 2007. Xây dựng thương hiệu dành cho doanh nghiệp Việt Nam

đương đại, Hồ Chí Minh: NXB Trẻ.

7. Đào Cơng Bình, 2007. Quản trị tài sản thương hiệu, Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. 8. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Nguyên lý Marketing,

Hồ Chí Minh: NXB Lao động.

9. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Nguyên lý Marketing,

Hồ Chí Minh: NXB Lao động.

10. Philip Kotler, 2003. Quản trị Marketing, Hà Nội: NXB Thống kê Hà Nội. 11. Philip Kotler, 2007. Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z, Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. 12. Tơn Thất Nguyễn Thiêm, 2005. Dấu ấn thương hiệu: Tài sản và giá trị, Hồ

Chí Minh: NXB Trẻ.

13. Vũ Chí Lộc và Lê Thị Thu Hà, 2007. Xây dựng và phát triển thương hiệu, Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội.

II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

1. Aaker, David, 1991, Managing Brand Equity, NewYork: The Free Press. 2. Aaker, David, 1996, Building strong brand, NewYork: The Free Press. 3. Applegate, L.M., Piccoli, G. và Dev, C, 2008. Hilton Hotels: Brand

Differentiation through Customer Relationship Management. [pdf] Có tại: <

http://217.22.94.73/fstor/Hilton%20Hotel%20HBR%20Article.pdf> [Truy

cập ngày 04/08/2012].

4. De, L. And Chematony, 1999. Brand Management through narrowing the

gap between Brand Identity and Brand Reputation. Journal of Marketing

Management: 157-159

5. John W.O’Niell and Ana S.Mattila: Hotel branding strategy: Its

relationship to guest satisfaction and room revenue. [pdf] Có tại: <

http://www.niazmandieiran.com/pdfFile/Hotel%20Branding%20Strategy %20Article.pdf> [Truy cập ngày 13/09/2012].

6. Milton M Pressley: Marketing Maganegement. [pdf] Có tại: <

http://www.slideshare.net/taquilla/marketing-management-by-philip- kotler-719-slides> [Truy cập ngày 15/08/2012].

7. P.Kotler, J.T. Bowen, J.C. Maken, 2006. Marketing for Hospitality and

Tourism, 4th Edition, New Jersey, USA.

8. Philip Kotler, John Bowen, James Makens, Marketing for Hospitality and

Tourism, 2nd Edition, Prentice Hall.

9. Ronald A.Nykiel, Marketing in the Hospitality Industry, 2nd Edition. New York: Van Nostrand Reinhold.

10. Tom Power, Marketing Hospitality, 2nd Edition, New York: John Wiley & Sons, Inc.

11. UNWTO, January 2012: World Tourism Barometer, Volume 10. [pdf] Có tại: <

http://dtxtq4w60xqpw.cloudfront.net/sites/all/files/pdf/unwto_barom12_01 _january_en_excerpt.pdf> [Truy cập ngày 11/08/2012].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và phát triển thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc hệ thống saigontourist (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)