Những tồn tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và phát triển thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc hệ thống saigontourist (Trang 68 - 72)

2.3. Đánh giá chung hoạt động xây dựng thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc

2.3.2. Những tồn tại

Qua phân tích trên ta thấy thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc hệ thống Saigontourist hiện nay chưa tương xứng với vị trí dẫn đầu ngành, vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng còn mờ nhạt và mức độ sẵn lòng giới thiệu cho bạn bè, người thân còn chưa cao là do thương hiệu chưa mang lại được các lợi ích chức năng cũng như lợi ích tâm lý mà khách hàng có thể cảm nhận được. Một số tồn tại cụ thể như sau:

2.3.2.1. Về thông tin marketing

- Chưa có bộ phận chun mơn phụ trách cơng tác thu thập, đánh giá thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh.

- Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường chưa được chú trọng đầu tư.

2.3.2.2. Về phân khúc thị trường

- Chưa áp dụng các tiêu thức phân khúc khách hàng theo phong cách, lối sống hay tình trạng gia đình để có thể thiết kế các gói sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu.

2.3.2.3. Về chọn thị trường mục tiêu

- Chuỗi khách sạn chưa quan tâm khai thác đến phân khúc thị trường bình dân phù hợp với thu nhập và điều kiện sống của đa số người Việt Nam.

2.3.2.4. Về định vị thương hiệu

- Chưa xây dựng được hình ảnh trẻ trung, năng động để có thể thích ứng với nhu cầu của khách hàng và nhạy bén trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

- Công tác kết nối thương hiệu của các khách sạn thành viên và thương hiệu Saigontourist vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Điều này đã hạn chế hình ảnh và tầm vóc của thương hiệu Saigontourist trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Việt Nam và trên trường quốc tế.

2.3.2.5. Về xây dựng thương hiệu

- Chiến lược thương hiệu chưa được định hình rõ ràng, đầy đủ và chưa thống nhất từ các cấp lãnh đạo đến nhân viên để có thể đề ra và thực thi một chiến lược thương hiệu hiệu quả.

- Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu chuỗi khách sạn chưa được thực hiện một cách tích cực và liên tục.

- Tổng Cơng ty chưa có bộ máy chuyên trách để làm công tác xây dựng, phát triển và bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.

2.3.2.6. Về định giá thương hiệu

- Thương hiệu chưa được phát huy sức mạnh tổng thể nên chưa hỗ trợ nhiều cho công tác định giá bán dịch vụ của các khách sạn trong hệ thống.

2.3.2.7. Về quảng bá thương hiệu

- Hiệu quả công tác quảng bá thương hiệu chưa tương xứng với quy mơ và tầm vóc của chuỗi khách sạn

- Chưa tận dụng được lợi thế công nghệ thông tin để quảng bá thương hiệu trên các trang web, mạng xã hội.

2.3.2.8. Về phân phối thương hiệu

- Việc mở rộng hệ thống mà chưa quan tâm đúng mức đến quản lý chất lượng đồng bộ sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu toàn hệ thống.

- Chưa xây dựng các chuẩn mực để thực hiện nhượng quyền thương hiệu khi mở rộng hệ thống.

2.3.2.9. Về dịch vụ hậu mãi

- Chất lượng dịch vụ tại một số khách sạn thuộc hệ thống cịn chưa ổn định làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của tồn hệ thống.

- Thời gian giải quyết còn chưa đáp ứng theo yêu cầu của khách.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Chính phủ có chủ trương đầu tư để phát triển ngành du lịch Việt Nam và thu hút nhiều khách đến Việt Nam tham quan du lịch và đầu tư, trong đó, khách sạn đóng vai trị cung cấp cơ sở lưu trú, nhà hàng để khách hàng đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Trong quá trình phát triển, Tổng Công ty Du lịch Sài Gịn đã có những đóng góp quan trọng trong việc góp phần thu hút và phục vụ khách du lịch tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Quy mô hệ thống phát triển khá nhanh trong khi thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức đã hạn chế vai trị và hình ảnh to lớn của Tổng Cơng ty. Qua những phân tích ở trên, ta thấy hiện nay Saigontourist được đánh giá là một thương hiệu mạnh ở trong nước. Tuy nhiên, cấu trúc thương hiệu chưa rõ ràng và mối liên hệ giữa các khách sạn thành viên lỏng lẻo đã triệt tiêu lợi thế cạnh tranh vốn có của một Tổng Cơng ty. Với sự gia nhập của một số

thương hiệu khách sạn lớn trên thế giới tại Việt Nam thì vị trí dẫn đầu trong ngành khách sạn của Saigontourist thật sự bị đe dọa hơn bao giờ hết.

Đứng trước những thực trạng xây dựng thương hiệu hiện tại và định hướng phát triển thành một tập đoàn chuyên sâu về lĩnh vực khách sạn tầm cỡ quốc gia và khu vực Đơng Nam Á của Saigontourist. Tác giả sẽ phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc hệ thống Saigontourist ở phần sau.

Chương 3:

GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CHUỖI KHÁCH SẠN THUỘC HỆ THỐNG SAIGONTOURIST

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và phát triển thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc hệ thống saigontourist (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)