Tập đoàn Marriott International

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và phát triển thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc hệ thống saigontourist (Trang 35 - 36)

Theo bảng xếp hạng của MKG Hospitality ngày 11/04/2012 thì Marriott International hiện đang xếp thứ 3 thế giới với 18 thương hiệu, 3.537 khách sạn, 617.837 phòng tại 73 quốc gia. Đây là kết quả sau hơn một thập kỷ Marriott International ưu tiên phát triển chiến lược đa thương hiệu nhằm chuyển đổi từ công ty kinh doanh lưu trú sang công ty kinh doanh thương hiệu.

Khởi đầu, Marriott là một thương hiệu nổi tiếng ở phân khúc cao cấp trong ngành kinh doanh khách sạn. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh và sức hút phân khúc sang trọng và bình dân đã đưa đến quyết định mở rộng thương hiệu của Marriott. Chiến lược mở rộng thương hiệu của Marriott được thực hiện như sau:

- Đối với phân khúc sang trọng: Marriott mua lại thương hiệu Ritz- Calton, Bulgari nhưng không gắn kết với thương hiệu Marriott để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu sang trọng. Sau đó, Marriott đúc kết kinh nghiệm và tự phát triển thương hiệu phụ JW Marriott cho phân khúc sang trọng này.

- Đối với phân khúc bình dân: Marriott quyết định xây dựng mới và tận

dụng thương hiệu Marriott bằng cách bảo trợ cho hai thương hiệu mới là Courtyard và Fairfield Inn. Việc bảo trợ cho hai thương hiệu ban đầu có làm giảm sút hình ảnh của Marriott. Tuy nhiên, việc bảo trợ thương hiệu của Marriot đối với Courtyard và Fairfield Inn là rất quan trọng. Giải pháp trên đã giúp cho Marriott giảm chi phí xây dựng thương hiệu đồng thời tăng cơ hội thành công của 2 thương hiệu này. Sau thành công của hai thương hiệu được bảo trợ này,

Marriott tiếp tục bảo trợ cho các thương hiệu mới như: Springhill Suites, Residence Inn, Towneplace Suites và Execustay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và phát triển thương hiệu chuỗi khách sạn thuộc hệ thống saigontourist (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)