8. Kết cấu luận văn:
2.1 Tổng quan về ngành Gas Việt Nam:
2.1.1 Thị trường gas (LP G Liquefied Petroleum Gas khí đốt hóa lỏng)
2.1.1 Thị trường gas (LPG - Liquefied Petroleum Gas - khí đốt hóa lỏng) Việt Nam: Nam:
Sản phẩm gas đã có mặt tại miền Nam Việt Nam từ những năm 1957, nhưng do chiến tranh, và nhiều nguyên nhân khác nhau nên thị trường này bị gián đoạn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh, môi trường đầu tư thơng thống hơn, nhiều ngành nghề đòi hỏi nhu cầu sử dụng gas khá cao, đời sống nhân dân được cải thiện cũng kích thích nhu cầu tiêu dùng gas trong các hộ gia đình và thị trường gas đã chính thức trở lại Việt Nam với sự có mặt của Elfgas, Petrolimex và Saigon Petro. Tại thời điểm này, tổng mức nhu cầu mới chỉ đạt 5 nghìn tấn. Thị trường gas Việt Nam ngày càng trở nên sôi động hơn với sự tham gia của nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới như BP, Shell, Total, PTT, Petronas và thị trường tăng trưởng với tốc độ khá cao. Nhu cầu tiêu thụ gas tăng dần qua các năm: 1994 1995, 1996 tương ứng là 16.330, 49.500 và 91.000 tấn.
Giai đoạn trước tháng 6/1999, toàn bộ lượng gas trên thị trường Việt Nam đều có nguồn gốc nhập khẩu, phần lớn từ Thái Lan, Singapore và Đài Loan. Hàng được mua về Việt Nam đều là hàng áp suất với khối lượng trên chuyến là 600 - 800 tấn. Thời kỳ đầu mặt hàng gas được xem là mặt hàng xa xỉ nên mức thuế nhập khẩu rất cao (30%). Khi nhu cầu tăng cao, giá nhập khẩu có sự biến động lớn, nhà nước phải
thường xuyên điều chỉnh mức thuế suất từ 30% xuống 20%, 10%, 0% và mức thuế hiện tại là 5%.
Từ tháng 6/1999 đến tháng 3/2001, phần lớn lượng hàng trên thị trường là hàng nội địa, mua tại nhà máy tách khí Dinh Cố thuộc PV Gas (sản lượng nhà máy sản xuất ra đạt xấp xỉ mức tiêu thụ nội địa). Đây là giai đoạn thị trường gas Việt Nam có nhiều bất ổn về nguồn hàng nên nhà nước can thiệp sâu vào thị trường gas thông qua việc khống chế giá bán tại Dinh Cố và kiểm tra giá trần của các doanh nghiệp Nhà nước, giảm thuế nhập khẩu, quyết định tỷ lệ hàng bán cho mỗi doanh nghiệp đối với nguồn hàng từ Dinh Cố. Các chính sách này đã tạo ra sự phát triển nhanh mạnh của nhu cầu nội địa trong thời kỳ này (45%).
Giai đoạn từ 03/2001 tới nay, trong điều kiện nhu cầu nội địa đã vượt xa năng lực sản xuất của Nhà máy tách khí Dinh Cố nên Việt Nam phải nhập khẩu với khối lượng lớn và trong điều kiện giá trên thị trường thế giới biến động mạnh, vai trò của ngành hàng đối với nền kinh tế không lớn nên nhà nước đã bỏ việc kiểm soát giá trần và giá bán tại Vũng Tàu.
Qua các cơng ty tư vấn tài chính, các tập đồn dầu khí của Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan cũng đang muốn đặt chân vào thị trường Việt Nam. Trước đó, Tập đồn dầu khí Picnic (Thái Lan) đầu tư vào Việt Nam với thương hiệu V gas, đã bỏ hàng triệu USD để mua Công ty gas Phú Mỹ. Tập đồn dầu khí Malaysia Petronas đã mua lại Mobil Unique Gas. Việt Nam hiện có hơn 60 cơng ty kinh doanh gas, trong đó đã xuất hiện rất nhiều “đại gia” nước ngồi như: Tập đồn dầu khí BP, Shell, Picnic, Elf- Total, Petronas, PTT (Cơng ty Dầu khí quốc gia Thái Lan)…
Mạng lưới của Elf trải rộng từ Đà Nẵng, TP.HCM đến các tỉnh miền Tây và hiện chiếm vị trí thứ 2 về thị phần tại các tỉnh phía Nam, chỉ sau Saigon Petro. Mobil Unique Gas (nay đã thuộc về Petronas) đứng vị trí thứ 3 về thị phần với hệ thống kho chứa lớn nhất phía Nam (2.800 tấn).
Shell cũng là một đại gia với mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp nước. Nếu các tập đoàn nước ngoài này muốn bành trướng thị phần, thì việc thực hiện sẽ khá dễ dàng bởi họ đầu tư đã khá lâu và rành rẽ thị trường.