8. Kết cấu luận văn:
2.1 Tổng quan về ngành Gas Việt Nam:
2.1.2 Thị trường gas giai đoạn hiện nay:
Bên cạnh sự kiện một số công ty kinh doanh gas phải đóng cửa (như BP) và bán lại cho công ty khác (như CNGas bán cho Cội Nguồn Gas, Sài Gịn Gas, Elf Gas bán cho Total Gas) thì cũng có cơng ty kinh doanh gas mới ra đời (Sopet Gas). Điều này đã góp phần tăng thêm sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty kinh doanh gas tại vùng thị trường có tập trung nhiều khu công nghiệp tại các tỉnh như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và TP.HCM.
Hiện thị trường tại tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương (phần tiếp giáp với Đồng Nai) đang có xu thế chuyển đổi việc sử dụng LPG sang CNG và khí tự nhiên của các nhà sản xuất tại các khu công nghiệp. Điều này đã làm cho các công ty kinh doanh gas có lợi thế về nguồn như Petronas, Cơng ty CP Khí Hóa Lỏng Miền Nam, Sopet Gas, VT Gas phải cạnh tranh giá bán gay gắt với các công ty khác và với nhau để giành giật thị phần.
Sự bất ổn về giá gas trong thời gian qua đã gây tâm lý lo ngại cho khơng ít người tiêu dùng. Trong hơn một tháng vừa qua, thị trường gas đã 4 lần tăng giá liên tiếp. Lý giải điều này, các doanh nghiệp đều cho rằng do thời điểm cuối năm là mùa đông, nhu cầu gas tăng cao nên có tác động mạnh tới thị trường gas thế giới, kéo giá gas tăng theo. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế thị trường gas Việt Nam thì đây chưa hẳn là lý do chính để đẩy giá gas tăng cao trong thời gian qua.
Khâu yếu nhất đối với hoạt động kinh doanh gas hiện nay là mối quan hệ giữa doanh nghiệp - nhà phân phối - đại lý - người tiêu dùng rất lỏng lẻo. Thực tế hiện nay các doanh nghiệp nhập khẩu kinh doanh gas hầu như khơng có hoặc có rất ít các cửa hàng bán lẻ trực tiếp. Việc bán hàng chủ yếu thông qua hệ thống tổng đại lý, đại lý, các cửa hàng bán lẻ với hợp đồng mua đứt, bán đoạn; chỉ có Cơng ty Cổ phần Gas Petrolimex là có hệ thống bán lẻ. Một doanh nghiệp có thể làm tổng đại lý, đại lý cho các doanh nghiệp với các nhãn hiệu gas khác nhau. Đại lý chỉ ăn giá chênh lệch chứ không được hưởng hoa hồng của cơng ty. Vì thế, giữa doanh nghiệp với đại lý chưa có tiếng nói chung. Đại lý khơng thực hiện nghiêm chủ trương,
chính sách của cơng ty và có thể “nhảy” sang bán hàng của hãng khác bất cứ lúc nào nếu thấy lợi hơn.
Các doanh nghiệp chỉ quản lý giá bán tới các tổng đại lý, đại lý còn giá bán lẻ tới người tiêu dùng hoàn toàn do các đại lý, các cửa hàng bán lẻ định đoạt. Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Tài Chính về kết quả thanh tra cơng tác quản lý tài chính tại các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng: cơ chế phân phối gas hiện nay có thể nói là xé lẻ hệ thống phân phối, các doanh nghiệp chỉ chăm sóc đến hệ thống đại lý dẫn đến người tiêu dùng phải mua gas với giá cao.
Qua kiểm tra tại các doanh nghiệp là tổng đại lý phân phối gas cho thấy: các tổng đại lý ký hợp đồng đại lý với nhiều công ty nhập khẩu, kinh doanh gas với các thương hiệu gas khác nhau; một số tổng đại lý còn thực hiện luôn chức năng chiết nạp thuê cho các công ty nhập khẩu, kinh doanh gas. Hầu hết các tổng đại lý kinh doanh khí hóa lỏng có kho chứa bình gas khơng lớn (rất ít tổng đại lý có kho chứa bình khí đốt hóa lỏng với sức chứa 10.000 bình loại 12kg trở lên) dẫn đến khối lượng gas mua bán phát sinh hàng ngày, giá bán liên tục thay đổi, không ổn định.
Mặt khác theo số liệu báo cáo của các cơng ty kinh doanh gas, chi phí kinh doanh, trong đó đặc biệt là chi phí vỏ bình là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến giá bán gas. Hàng năm, để tăng sản lượng bán lẻ, các công ty phải đầu tư mua vỏ bình với giá trị lớn, ngồi chi phí phân bổ vỏ bình cịn phải chịu khoản chi phí lãi vay để đầu tư vỏ bình; chi phí đổi vỏ bình của các hãng gas khác. Trên thực tế các cơng ty có thương hiệu gas uy tín rất khó kiểm sốt được lượng vỏ bình thực tế công ty đang sử dụng so với số lượng vỏ bình đã đầu tư và theo dõi trên sổ sách kế toán.
Để hạn chế những bất cập của thị trường gas, Nghị định 107/2009/NĐ-CP của Chính phủ Về kinh doanh Khí dầu mỏ hóa lỏng có hiệu lực từ ngày 15-01-2010 quy định doanh nghiệp đầu mối phải có kho hàng, bến bãi và tối thiểu 300.000 bình.
Lượng hàng dự trữ đối với doanh nghiệp đầu mối phải là 7 ngày, tổng đại lý 3 ngày để khơng làm xáo trộn thị trường khi có đột biến về nguồn cung, giá cả. Ngồi ra, nghị định cịn quy định các doanh nghiệp đầu mối phải niêm yết giá của mình và
đảm bảo triển khai giá đó xuống hệ thống phân phối đến tận các đại lý, cửa hàng của mình và phải chịu trách nhiệm về giá cuối cùng đến người tiêu dùng. Vì các cửa hàng khơng cịn quyền tự quyết giá nên tình trạng tăng giá tùy tiện hay đầu cơ, tích trữ sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra mỗi đại lý gas sẽ chỉ được đăng ký bán cho 3 thương hiệu gas, chấm dứt tình trạng hãng nào cũng bán nhưng khơng hãng nào chịu trách nhiệm.
Ngồi ra Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, ban ngành và gắn trách nhiệm của các thương nhân kinh doanh gas, mức cao nhất có thể bị xử lý hình sự. Để triển khai đồng bộ những nội dung của nghị định, Hiệp hội gas đã ký quy chế phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương, Cục Phòng cháy chữa cháy và sắp tới sẽ là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (C15), Bộ Công an để nhằm đẩy lùi gian lận thương mại. Hy vọng với những biện pháp mạnh này sẽ giúp ổn định lại thị trường gas, hạn chế những cơn sốt giá không mong muốn với người tiêu dùng.