8. Kết cấu luận văn:
2.1 Tổng quan về ngành Gas Việt Nam:
2.1.3 Triển vọng phát triển của ngành:
Gas là chất đốt sạch, cho nhiệt độ cao và năng suất tỏa nhiệt lớn, không gây ô nhiễm môi trường, không gây nhiễm bẩn thực phẩm ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp, độ an toàn cao do được hóa lỏng dưới áp suất thấp, khơng ăn mịn và tiện lợi trong vận chuyển, tồn trữ và sử dụng. Mặt khác, việc sử dụng gas góp phần giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó, gas đang dần dần trở thành mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hiện đại và là sản phẩm phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội ngày nay, được sử dụng rộng rãi trong dân dụng, thương mại, nông nghiệp, là nguyên liệu đầu vào trong cơng nghiệp hóa chất, các ngành cơng nghiệp. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, trước sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, gas còn được sử dụng trong ngành giao thông vận tải, thay thế các nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu; các loại bình nước nóng truyền thống trước đây đều sử dụng điện thì hiện nay đã xuất hiện loại bình nước nóng sử dụng gas. Loại bình này tiết kiệm năng lượng, làm nóng nhanh và độ an tồn cũng khá cao nên cũng bắt đầu được nhiều gia đình lựa chọn.
Về cơ bản, thị trường gas Việt Nam được chia thành 3 vùng chính: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Xét về nhu cầu tiêu thụ của từng vùng thị trường thì Miền Nam vẫn được xem là thị trường lớn nhất và có nhu cầu tiêu thụ cao nhất, chiếm khoảng 66% nhu cầu của cả nước, kế đến là Miền Bắc và Miền trung tương ứng chiếm khoảng 30% và 4%.
Theo số liệu của những nhà kinh doanh gas, nhu cầu và mục đích tiêu thụ gas tại Việt Nam có thể cơ bản chia thành 4 nhóm:
- Dân dụng: Là các hộ gia đình sử dụng gas làm nhiên liệu, chất đốt trong sinh hoạt theo hình thức sử dụng bình gas 12kg;
- Các hộ tiêu thụ công nghiệp: Là các nhà máy sử dụng gas làm nguyên/nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất như các nhà máy sản xuất gốm, sứ, thủy tinh, gạch men… và các đơn vị sử dụng gas làm nhiên liệu để chế biến thực phẩm, nông sản, thủy sản… Đây cũng là một nguồn tiêu thụ gas quan trọng ở Việt Nam;
- Thương mại: Chủ yếu là các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… sử dụng bình gas 45kg;
- Giao thơng vận tải: Sử dụng gas làm nhiên liệu thay thế cho các nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay việc sử dụng gas trong giao thơng vận tại cịn ở mức rất khiêm tốn.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá cao và ổn định. Thu nhập quốc dân theo đầu người tăng dần qua các năm khá cao làm cho đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Do đó nhu cầu tiêu thụ gas và sử dụng gas trong các hộ gia đình gia tăng đáng kể so với những năm 90.
Bảng 2.1 Nhu cầu tiêu thụ gas tại VN giai đoạn từ 1991-2008
Nhu cầu tiêu thụ gas tại VN giai đoạn từ 1991-2008 Năm Tiêu thụ (MT) Tăng trưởng (lần) Năm Tiêu thụ (MT) Tăng trưởng (lần) 1991 400 - 2000 322.375 1,47 1992 2.000 5,00 2001 399.594 1,24 1993 5.000 2,50 2002 517.554 1,30 1994 16.330 3,27 2003 612.198 1,18 1995 49.500 3,03 2004 732.031 1,20 1996 91.000 1,84 2005 783.706 1,07 1997 130.000 1,43 2006 809.640 1,03 1998 171.013 1,32 2007 890.419 1,10 1999 218.689 1,28 2008 887.269 0
Tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 1991-1999 (lần/năm) 1,47 Tăng trưởng trung bình năm giai đoạn 2000-2008 (lần/năm) 1,18
(Nguồn: Tổng Cơng Ty Dầu Khí Việt Nam)
Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích và đầu tư trong và ngồi nước theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, nền kinh tế đã hình thành nhiều dự án sử dụng gas với khối lượng lớn (400 - 600 tấn/tháng), đặc biệt là trong các lĩnh vực gốm sứ, vật liệu xây dựng. Các ngành kinh tế, đặc biệt là khu vực công nghiệp cũng đều tăng trưởng sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ gas gia tăng.
Mặt khác, hiện nay chưa có sản phẩm thay thế nào có ưu thế hơn so với sản phẩm gas (mặc dù Việt Nam có tiềm năng lớn về khí tự nhiên song phần lớn tập trung tại khu vực phía Nam và do vốn đầu tư hệ thống dẫn khí tương đối lớn nên phần lớn khí tự nhiên hiện đang cung cấp cho những nơi tiêu thụ lớn - chủ yếu là các nhà máy phát điện tại các khu vực gần điểm khai thác) nên chắc chắn nhu cầu tiêu thụ gas trong thời gian tới vẫn rất lớn.
Căn cứ vào những phân tích trên, có thể kết luận rằng nhu cầu tiêu thụ gas trong những năm tới sẽ gia tăng với nhịp tăng trưởng bình quân khoảng 9-12%/năm, cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu xây dựng bổ sung kho tiếp nhận cũng tăng lên.