Các đề nghị đối với Công Ty Cổ Phần Gas Petrolimex:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH gas petrolimex sài gòn (Trang 92 - 97)

8. Kết cấu luận văn:

3.2 Các đề nghị đối với Công Ty Cổ Phần Gas Petrolimex:

Dự báo kịp thời diễn biến giá CP trong tháng tới có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cơng tác xây dựng chính sách bán hàng phù hợp, đặc biệt trong tình huống với xu thế giảm giá. Việc có thơng tin kịp thời sẽ giúp cho cơng ty có được quyết định về giá kịp thời, phù hợp với đặc thù thị trường khu vực phía Nam là cạnh tranh về giá khốc liệt.

Đề nghị Công ty mẹ cần thực hiện các chính sách nhằm hợp lý hóa giá giao cho PGC Sài Gịn, đảm bảo giá giao biến động sát với biến động của giá CP cũng như giá của các hãng lớn tại khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, Cơng ty mẹ cần có sự phối hợp nhịp nhàng với PGC Sài Gòn để bảo đảm chính sách giá của Cơng ty mẹ tại chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu và Tiền Giang có tính phù hợp chung với vùng thị trường giáp ranh do PGC Sài Gịn quản lý (Long An, Bình Chánh, Đồng Nai, Bình Dương) tránh hiện tượng cạnh tranh nội bộ, hạn chế đến sự phát triển thị trường do chi

nhánh và PGC Sài Gòn quản lý. Tiếp tục nâng cao tỷ trọng hàng nội địa trong tổng lượng hàng cung ứng cho PGC Sài Gòn nhằm kiểm sốt tốt hơn chất lượng hàng hóa, giảm thiểu rủi ro về tỷ giá hối đối, tạo điều kiện bình ổn giá đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Trước mắt nên giữ nguyên mức ký cược vỏ bình như hiện nay. Tuy nhiên Công ty nên chủ động phối hợp với các Công ty là doanh nghiệp đầu mối trong Hiệp Hội Gas Việt Nam thống nhất đề xuất Bộ Tài Chính mức ký cược vỏ bình áp dụng thống nhất tồn quốc phù hợp với tính thực tiễn tại thị trường Việt Nam. Nếu được sự chấp nhận thì công ty sẽ điều chỉnh lại mức ký cược vỏ bình gas theo quy định mới và cũng phù hợp hơn với mong muốn của khách hàng.

PGC Sài Gòn rất cần đến sự quan tâm, đáp ứng và hỗ trợ kịp thời đối với công tác hậu cần (Logistic) của Cơng ty mẹ dành cho PGC Sài Gịn, cụ thể đó là: Tiến độ cung ứng vỏ bình mới theo kịp kế hoạch đặt hàng; phụ kiện (điều áp dân dụng, van bình, dây dẫn gas) ổn định chất lượng theo chuẩn mực như đã cam kết với khách hàng; công tác tổ chức sản xuất tại kho gas phải đáp ứng kịp thời với nhu cầu đặt hàng của khách hàng PGC Sài Gòn.

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chung bao gồm mẫu thiết kế chung cho hệ thống cửa hàng bán lẻ (Công ty mẹ cần phải phối hợp với các Công ty xăng dầu thành viên để thống nhất trước khi triển khai thực hiện), phần mềm quản lý bán hàng, xe máy giao gas tại các cửa hàng bán lẻ, mẫu trang phục thống nhất cho nhân viên bán hàng,… và giao cho các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện.

Nghiên cứu và đưa vào thị trường để khai thác kinh doanh bộ phụ kiện Petrolimex (bao gồm van điều áp, dây dẫn gas, kẹp) được đóng hộp thành 1 bộ, có chính sách bảo hành, đăng ký chất lượng (theo quy định của Nghị định 107/2009/NĐ/CP về kinh doanh LPG), hướng dẫn sử dụng và mua bảo hiểm đối với bộ phụ kiện này (đính kèm theo sản phẩm).

Nghiên cứu và triển khai xây dựng chương trình quản lý chất lượng ISO trong tồn cơng ty để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu này, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng chúng ta cũng đã tìm ra được các nhân tố mà khách hàng đánh giá là quan trọng trong việc cung cấp các giá trị cho khách hàng. Qua đó, có thể xây dựng một thang đo đánh giá sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh gas bình, giúp cho các cơng ty có căn cứ để tìm hiểu về khả năng phục vụ khách hàng của mình. Từ đó, có thể đưa ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bài nghiên cứu này cũng đã áp dụng thực tế vào Công Ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn, đánh giá khả năng đáp ứng của công ty, đánh giá nguồn lực nội bộ và từ đó đề nghị các giải pháp cần thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn.

Với những hạn chế về thời gian, nguồn lực nên cỡ mẫu, đối tượng mẫu và khu vực chọn mẫu cũng chỉ mang tính tương đối. Nhưng những kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt được cũng là cơ sở để phát triển thêm hướng nghiên cứu mới cho những ai quan tâm đến ngành kinh doanh gas bằng cách mở rộng đối tượng khách hàng, cỡ mẫu và các đối thủ cạnh tranh...

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phạm Lan Anh (2004), Quản trị chiến lược, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2. Fredr. David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê.

3. Rudolf Grunig, Richard Kuhn (2005), Hoạch định chiến lược theo quá trình,

NXB Khoa học và Kỹ thuật.

4. Philip Kotler (2006), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê

5. Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (1998), Quản trị chiến

lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo Dục.

6. Nguyễn Đình Thọ (2009), Thuộc tính địa phương, NXB Thống Kê.

7. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học

Marketing, NXB ĐHQG TP.HCM.

8. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, NXB ĐHQG TP.HCM.

9. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Một số yếu tố tạo thành

năng lực động của doanh nghiệp và giải pháp ni dưỡng.

10. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, Năng lực động và doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

11. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, NXB Hồng Đức.

Tiếng Anh

12. James C Craig, Robert M Grant (1993), Strategic Management: Resourses-

13. Charles W.L.Hill, Gareth R.Jones (1992), Strategic management an integrated

approach, Boston.

14. Michael E. Porter (1985), Competitive Advantage, The Free Press. 15. Michael E. Porter (1980), Competitive Strategy, The Free Press.

Website 16. http://www.pgassg.com.vn 17. http://www.pvgas.com.vn 18. http://www.pvn.vn 19. http://thitruongvietnam.com.vn 20. http://www.stockbiz.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH gas petrolimex sài gòn (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)