1.3. Sự cần thiết xây dưng văn hóa doanh nghiệp
1.3.4. Tạo sức hút của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp chính là hình ảnh về một doanh nghiệp và tạo nên sự khác biệt với các doanh nghiệp khác. Qua văn hóa doanh nghiệp ta sẽ cảm nhận rằng hoạt động của doanh nghiệp đó là mạnh hay yếu. Khi đến liên hệ công việc với một công ty, nếu bắt gặp thái độ trân trọng từ những nhân viên bảo vệ đến chị lao cơng, sự chỉ dẫn tận tình của các nhân viên văn phòng với những thủ tục nhanh chóng nhất có thể, sẽ đem lại cho ta cảm giác hài lòng và hứa hẹn sự quay lại lần sau.
Một cửa hàng đơng khách thì ngồi thái độ trân trọng khách hàng, cách ăn mặc đẹp của nhân viên còn do sự độc đáo của cửa hàng trong việc cung cấp một dịch vụ thuận tiện hoặc chế độ chăm sóc và hậu mãi khách hàng. Một doanh nghiệp cũng vậy, muốn có được nhiều tiềm năng khách hàng, thu hút các hợp đồng kinh tế và nhiều cơ hội liên doanh liên kết với các đối tác hay khơng thì cần phải có một văn hóa doanh nghiệp tốt mới có thể tạo được lịng tin với các đối tác trong kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hóa có vai trị trong việc hoạch định chiến lược, là nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Do đó để tăng cường tính cạnh tranh doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển bền vững đó là dựng thành cơng mơ hình văn hóa doanh nghiệp đặc thù trong mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần phải ý thức sâu sắc rằng con đường xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh nhằm mục tiêu phát triển bền vững là một q trình khơng đơn giản, khơng thể chỉ trong vài tháng hay vài năm. Đây là một quá trình lâu dài, bền bỉ của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Nhưng nếu chúng ta không bắt đầu từ ngày hơm nay, khơng đầu tư cơng sức thì bất kỳ lúc nào chúng ta cũng thấy mình đang đi trên đầm lầy và khơng thể hy vọng một ngày mai thành cơng. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chúng ta có thể mượn câu nói của Lão Tử: “Con đường ngàn dặm bắt đầu từ bước nhỏ”.
Và tác giả chọn cách tiếp cận đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hóa theo 3 cấp độ của Edgar H. Schein để làm sáng tỏ quá trình hình thành các giá trị văn hóa và qua đó đưa ra các giải pháp hồn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty TNHH Schneider Electric Việt Nam.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY
TNHH SCHNEIDER ELECTRIC VIỆT NAM
Trong chương 1 trình bày khái quát về định nghĩa, vai trị, và sự cần thiết xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Trong chuơng 2 sẽ nêu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Schneider Electric và lịch sử hình thảnh của SEVN, điểm qua một số hoạt động, tình hình kinh doanh…và phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp SEVN theo 3 mức độ như đã đề cập trong chương 1.