2.3 ĐÁNH GIÁ
2.3.2 Những tồn tại:
Bên cạnh những kết quả nêu trên, việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN của tỉnh Xê Kông, nước CHDCND Lào. Trong thời kỳ 2006-2010, cịn có những tồn tại và hạn chế thiếu sót chủ yếu sau đây:
Một là: Về bộ máy tổ chức cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng
cơ bản còn bất cập, so với yêu cầu tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, do Nhà nước và tỉnh đề ra. Trình độ quản lý của nhiều ban quản lý dự án và cơng trình cịn yếu kém. Một số giám đốc quản lý còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức, chuyên môn, nhiệm vụ về đầu tư xây dựng cơ bản và một số trường hợp cịn khơng tính kỹ định mức đơn giá, khơng biết phương pháp rà sốt tiền vốn và chất lượng cơng trình qua các khâu, trong trình tự xây dựng cơ bản nên cịn gây lãng phí thất thốt. Một bộ phận cán bộ tham gia vào tham nhũng. Đây là vấn đề tiêu đang được Đảng và Nhà nước Lào đặc biệt quan
tâm trong việc thực hiện cải cách nền hành chính hiện nay nhằm triệt tiêu tham nhũng, xây dựng nền hành chính lành mạnh.
Hai là: Cơng tác quy hoạch còn hạn chế, yếu kém được thể hiện qua
các điểm như sau:
- Chất lượng quy hoạch một số dự án chưa cao, chưa có tầm nhìn xa, như nhiều dự án quy hoạch dài hạn lại thiếu những căn cứ nhất là phân tích dự báo về các thị trường.
- Quy hoạch chưa phù hợp với cơ chế thị trường, công tác quy hoạch chưa theo kịp quá trình thay đổi của các yếu tố khách quan. Nhất là các vấn
đề về dự án nên làm cho tính định hướng cho các doanh nghiệp cịn yếu và có
nhiều quy hoạch cịn xuất phát từ ý muốn chủ quan, chưa gắn liền với nghiên cứu thị trường và khả năng của doanh nghiệp.
- Việc lồng ghép các quy hoạch trong các ngành chưa được tốt, khi quy hoạch có một số ngành đã tự ý thay đổi mục tiêu của quy hoạch đã phê duyệt.
- Tính cục bộ trong quy hoạch đã gây nên sự lãng phí các nguồn lực, do sự phát triển chồng chéo, dư thừa công suất….hoặc đôi khi tạo ra độc quyền trong một số ngành.
- Quy hoạch chưa được bổ sung và chưa điều chỉnh kịp thời dẫn đến bị lạc hậu với tình hình thực tiễn, không làm được căn cứ để đáp ứng được yêu cầu để xây dựng kế hoạch.
Về quy hoạch phát triển ngành chưa thể hiện cụ thể trên các địa bàn lãnh thổ của tỉnh. Mặt khác một số quy hoạch ngành đã thể hiện rất rõ nhưng chưa căn cứ vào đó để bố trí trên lãnh thổ của mình.
Ba là: vẫn cịn xảy ra khơng ít trường hợp khơng đảm bảo trình tự thủ
tục đầu tư trong xây dựng cơ bản, một số cơng trình có luận chứng vừa thiết kế vừa thi cơng, khơng hình dung được mức tổng dự án đã gây ra tình trạng phá vỡ cân đối NSNN.
Bốn là: Tình hình đầu năm thong thả mà đến cuối năm vội vã, dẫn đến
làm cho kế hoạch hàng năm thực hiện thấp, chất lượng cơng trình khơng đảm bảo, ngân sách bị dồn nén và gây ra thiếu vốn.
Năm là: Công tác chuẩn bị mặt bằng cho các dự án cơng trình xây dựng
cịn nhiều thiếu sót đặc biệt là việc đền bù trong giải phóng mặt bằng không
đồng bộ.
Sáu là: Công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng cơ bản cịn
nhiều thiếu sót, có cơng trình đã bàn giao chưa đưa vào sử dụng đã làm lại,
nhất là đoạn đường giao thông chỉ đưa vào sử dụng vài năm sau phải làm lại (tức là đường nhựa biến thành đường đất).
Bảy là: Tình trạng thất thốt, lãng phí vốn và tham nhũng trong đầu tư
xây dựng cơ bản vốn còn tồn tại.
Tám là: Trong khâu thanh tốn vốn đầu tư cịn nhiều vướng mắc, q
trình giải ngân gặp nhiều khó khăn, q trình thi cơng cơng trình kéo dài, lãng phí vốn đầu tư. Thực tiễn hiện nay vẫn là vấn đề rất bức xúc đối với cơ quan cấp phát vốn, cũng như các chủ đầu tư, đặc biệt ở các đơn vị thi cơng. Sự
vướng mắc trong cơng tác quyết tốn dự án đầu tư hoàn thành là do chủ đầu tư báo cáo quyết tốn cơng trình hồn thành chậm so với quyết định, nên dẫn
đến thời gian phê duyệt quyết tốn dự án cơng trình hồn thành của các cấp
có thẩm quyền bị kéo dài. Vì vậy hiện nay đã có nhiều dự án đưa vào sử dụng chưa được quyết tốn theo đúng quy định. Cịn đối với việc chấp hành thủ tục
đầu tư XDCB định mức đơn giá còn bất cập, các chế độ đơn giá định mức còn
thiếu, việc thoả thuận đơn giá một số cơng trình chưa thống nhất gây khó
khăn cho quản lý.
Chín là: về cơng tác phối hợp, kết hợp cũng như trách nhiệm của các cơ
quan quản lý, các ngành, các cấp… còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được
yêu cầu cải cách nền hành chính quốc gia.