Sơ đồ tổ chức khối Lâm nghiệp trong Tổng công ty Giấy

Một phần của tài liệu LuanAn - ncs.BuiThiVan_DHLN (Trang 38 - 46)

Thông qua sơ đồ khối của Tổng công ty Giấy cho thấy rằng đây là đơn vị có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ bao gồm: 16 Công ty LN, Công ty Thiết kế rừng, Viện nghiên cứu cây NLG, Nhà máy XKVD... Đó là tiền đề cho những điều kiện thuận lợi và rất phù hợp để xin CCR theo nhóm. Bởi vì:

- Cả 16 cơng ty LN kinh doanh rừng trồng NLG nằm trong vùng Trung tâm Bắc bộ, thuận tiện cho giám sát, đánh giá rừng …không phức tạp nhƣ rừng tự nhiên. Các công ty lâm nghiệp là đơn vị hạch tốn phụ thuộc Tổng cơng ty Giấy Việt Nam.

- Các công ty LN đã đƣợc sắp xếp lại, kinh doanh ổn định, phần lớn diện tích rừng và đất rừng của các công ty lâm nghiệp đã đƣợc UBND cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).

- Môi trƣờng kinh doanh rừng và đất rừng của các cơng ty LN có những thuận lợi và khó khăn tƣơng đồng nhau (về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; về mục tiêu kinh doanh…). Các công ty lâm nghiệp tham gia là thành viên nhóm đều có khả năng đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn mà FSC yêu cầu.

Ngồi ra các nhóm CCR cũng đã thực hiện mở rộng nhóm theo cả 2 phƣơng thức: Mở rộng diện tích và kết nạp thành viên mới. Ví dụ: Nhóm chứng chỉ rừng Tổng công ty Giấy đã thực hiện kết nạp mới, từ 2 thành viên (2 công ty) khởi đầu và mỗi năm kết nạp thêm 2 thành viên để trở thành nhóm CCR với 10 thành viên. Nhóm chứng chỉ rừng Tổng cơng ty Giấy Việt Nam cũng đã thực hiện mở rộng diện tích 600 ha tại thành viên Cơng ty lâm nghiệp Yên Lập. Hay nhóm Hộ chứng chỉ rừng huyện Yên Sơn đã mở rộng 550ha trong năm 2017.

Hiện nay, mơ hình chứng chỉ rừng nhóm các cơng ty trực thuộc tổng công ty đƣợc tiên phong áp dụng lần đầu thực hiện đối với TCT Giấy Việt Nam, giúp giảm thiểu gánh nặng về tài chính cũng nhƣ hành chính trong việc đạt đƣợc chứng chỉ cho nhóm các cơng ty trồng rừng. Với sự hỗ trợ của Viện QLRBV&CCR, cùng với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên, trong 4 năm từ 2008-2012 TCT Giấy đã đƣợc tổ chức Rainforest Alliance đến đánh giá và cấp Chứng chỉ rừng FM - CoC theo nhóm cho 7 Cơng ty: Xn Đài, Đoan Hùng, Sơng Thao, n Lập, Thanh Hịa, Cầu Ham và Tam Thắng và cấp chứng nhận quản lý rừng đạt tiêu chuẩn quốc tế bền vững về mặt mơi trƣờng, có lợi cho xã hội và mang lại lợi ích kinh tế. Năm 2015-2016 có 03 cơng ty Lâm Nghiệp xin gia nhập nhóm chứng chỉ rừng của TCT Giấy đó là: Tân Phong,

Hàm Yên và Vĩnh Hảo. Thống kê danh sách và diện tích nhóm chứng chỉ rừng Vinapaco đƣợc thể hiện trong Phụ lục 01 (Bảng PL 1.2)

Đây là cách tiếp cận hữu ích và tiên tiến nhằm hƣớng tới QLR trồng sản xuất quy mô các cơng ty Lâm Nghiệp bền vững. Khuyến khích tất cả các cơng ty Lâm Nghiệp thể hiện vai trò trọng tâm để tham gia nhóm chứng chỉ rừng của tổng cơng ty.

1.5. Thảo luận chung

Tổng quan những vấn đề liên quan đến thực hiện QLRBV và CCR trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ đã và đang thực hiện tại Tổng công ty giấy Việt Nam cho thấy:

- Hiện nay, xu hƣớng QLRBV và CCR đang đƣợc coi là giải pháp quan trọng đƣợc thế giới và Việt Nam đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng, xây dựng và phát triển rừng bền vững vì những mục tiêu về kinh tế, môi trƣờng và xã hội. Hiện nay ở Châu , lƣợng gỗ đã đƣợc cấp chứng chỉ so với lƣợng gỗ lƣu thơng ngồi thị trƣờng cịn khá khiêm tốn. Hiện tại, cấp chứng chỉ rừng khơng cịn quá xa lạ với những nƣớc đang phát triển, từ miền ôn đới tới nhiệt đới, từ trồng rừng công nghiệp quy mô lớn đến quy mơ nhỏ cấp hộ gia đình và cộng đồng.

- Diện tích rừng trồng tăng nhanh hàng năm nhƣng năng suất, chất lƣợng rừng còn thấp, thu nhập do rừng mang lại chƣa cao. Giá cả thị trƣờng không ổn định, phụ thuộc vào thị trƣờng gỗ dăm giấy tại các trung tâm xuất khẩu gỗ dăm miền Bắc nhƣ Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội... Việc thu mua không ổn định, chủ yếu tiêu thụ thông qua hệ thống thƣơng lái, gây nên sự chèn ép, cạnh tranh giá cả làm thiệt hại đến kinh tế của ngƣời dân làm rừng. Mặc dù với quy mơ đang cịn nhỏ, cịn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh nhƣng cho thấy rằng phát triển trồng rừng nguyên liệu gắn liền với quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng là hƣớng đi phù hợp với quá trình phát triển kinh tế lâm nghiệp hiện nay. Ngồi việc tạo nguồn ngun liệu gỗ có kiểm sốt, gỗ có chất lƣợng phục vụ cho ngành cơng nghiệp chế biến, điều quan trọng hơn đó là giải quyết cơng việc làm ổn định cho ngƣời lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng rừng, góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng. Đạt đƣợc chứng chỉ FSC quốc tế đối với rừng sản xuất là một quá trình khó khăn và phức tạp, nhƣng việc giữ và duy trì đƣợc chứng chỉ qua các lần đánh giá tiếp theo cịn khó hơn rất nhiều và là cả một chặng đƣờng dài với nhiều

thách thức để đáp ứng đƣợc bộ tiêu chuẩn khắt khe gồm 10 nguyên tắc. Mỗi nguyên tắc bao gồm nhiều tiêu chí cùng với các chỉ số theo dõi giám sát.

- Tuy Việt Nam đã có gần 20 năm tham gia vào quá trình thực hiện QLRBV và CCR nhƣng thực tế cho thấy diện tích rừng đƣợc cấp chứng chỉ cịn hạn chế, hầu nhƣ diện tích đƣợc cấp chứng chỉ là rừng trồng và đƣợc triển khai một cách tự phát từ một số doanh nghiệp có tiềm năng [21]

Diện tích rừng đƣợc chứng nhận FSC tại Việt Nam (Tháng 3/2019) Diện tích (ha) 30000 0 25000 0 20000 0 15000 0 10000 0 50000 0 30855 976 3 269163 243106 203863 133823 45170 Năm 2006 2010 2012 2014 2016 2018 2019

Hình 1.6. Diện tích rừng đƣợc chứng nhận FSC ở Việt Nam (tháng 3/2019)

- Các cơng trình nghiên cứu tổng hợp trên cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trƣờng trong phƣơng án QLRBV để hƣớng tới cấp chứng chỉ rừng và duy trì chứng chỉ theo nhóm các CTLN trong Tổng công ty là chƣa đƣợc thực hiện nghiên cứu ở Việt Nam. Do vấn đề cấp chứng chỉ theo nhóm Tổng cơng ty ở Việt Nam cịn khá mới mẻ vì thế chƣa khai thác đƣợc tiềm năng, lợi thế của loại chứng chỉ này.

- Cho đến nay, Vinapaco là đơn vị đi tiên phong thực hiện quá trình cấp chứng chỉ rừng theo nhóm Tổng cơng ty. Vì mơ hình chứng chỉ nhóm theo TCT lần đầu tiên đƣợc đƣa vào triển khai nên quá trình thực hiện cịn rất mới mẻ, chƣa có tiền lệ và chƣa có thực tế nên chƣa hề có kinh nghiệm. Thực hiện quản lý rừng bền vững theo nhóm, mục tiêu chung và trọng tâm nhất vẫn là Quản lý rừng, còn quản lý nhóm chủ yếu là giải quyết vấn đề cách thức tổ chức quản lý và quy chế nhóm. Cũng nhƣ hoạt động duy trì chứng chỉ nhóm theo hình thức TCT. Vì vậy, khi nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn chủ yếu cho quản lý nhóm vẫn là những yếu tố cần nghiên cứu sâu

rừng; đánh giá tác động môi trƣờng, xã hội ; đa dạng sinh học..., nhằm thực hiện QLR (FM) theo tiêu chuẩn của FSC. Từ đó, xây dựng lộ trình cụ thể cho mơ hình quản lý nhóm TCT để có thể nhân rộng mơ hình này cho các đơn vị Lâm Nghiệp trong và ngoài nƣớc.

- Thực tế cho thấy rằng nhóm CCR Tổng cơng ty Giấy Việt nam đã đƣợc cấp CCR theo nhóm do Tổ chức RainForestAlliance cấp từ 2010- 2015 (Từ 2 CTLN: Đoan Hùng, Xuân Đài, kết nạp thêm 5 CTLN và đến 2017 có 7 Công ty: Đoan Hùng, Xuân Đài, n lập, Tam Thắng, Sơng Thao, Thanh Hịa và Cầu Am). Trong quá trình đánh giá để cấp CCR, kết nạp thêm và duy trì CCR đến năm 2020, Tổ chức đánh giá GFA đã phát hiện: Nhóm CCR TCT Giấy vẫn cịn tồn tại nhiều hoạt động QLR chƣa phù hợp với Tiêu chuẩn quản lý Nhóm (EG) và QLR (FM) của FSC và có nguy cơ tác động xấu đến duy trì CCR của Nhóm, nhất là về Đánh giá và đƣa ra các giải pháp khắc phục những điểm chƣa phù hợp, nhƣ về: Nâng cao năng suất rừng; Giảm thiểu tác động xấu đến môi trƣờng, xã hội, bảo vệ đa dạng sinh học, rừng có giá trị bảo tồn cao trong quá trình thực hiện các hoạt động QLR.

Việt Nam hội nhập và nằm trong xu thế chung của thế giới và khu vực: có chung các động cơ nhƣng có những đặc thù, nội lực và trở ngại riêng. Để hiểu thêm sự tiếp cận của ngành lâm nghiệp Việt Nam với QLRBV và CCR cũng nhƣ hiệu ứng của CCR trong QLRBV, việc “Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng

trồng bền vững theo nhóm đáp ứng tiêu chuẩn của Hội đồng quản trị rừng (FSC) tại các Công ty trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam” là thực sự cần thiết ở cả cấp

độ nhà nƣớc, vĩ mô và ở cả cấp độ vi mô trong các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng năng động và phát triển không ngừng với những tác động đa chiều của nền kinh tế trong nƣớc và thế giới nhằm nâng cao hiệu quả của công cụ, phƣơng pháp này.

Chƣơng 2

TỔNG QUÁT ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN HU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý

Tổng cơng ty giấy Việt Nam nằm ở trung tâm miền núi Bắc Bộ, thuộc phạm vi hành chính của 4 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Tọa độ địa lý:

Từ 20o57’ đến 22o26’ vĩ độ bắc.

Từ 104o35’ đến 105o42’ kinh độ đơng.

Xa nhất về phía Bắc là Cơng ty Lâm nghiệp Cầu Ham nằm ở hai huyện Bắc Quang và Quang Bình thuộc tỉnh Hà Giang. Gần nhất là Cơng ty Lâm nghiệp Lập Thạch nằm ở huyện Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Hà Nội khoảng 50 km về phía Bắc. Tổng cơng ty giấy Việt Nam nằm giữa các vùng kinh tế lớn ở phía Bắc: Vùng Tây Bắc, Đông Bắc và vùng đồng bằng Bắc bộ, với tổng diện tích tự nhiên là: 42.169 ha.

2.1.2. Địa hình

Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Tây Bắc và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tổng qt tồn vùng thì địa hình thấp dần theo hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam. Có thể phân chia địa hình thành các dạng dƣới đây:

- Địa hình núi trung bình: Gồm các huyện Bắc Quang, Quang Bình (Hà Giang); Hàm Yên (Tuyên Quang), Tân Sơn (Phú Thọ), Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Đây là địa hình cịn rừng tự nhiên nhiều nhất trong vùng nguyên liệu giấy. Nơi đây tập trung phân bố của nhiều loài động thực vật thích hợp với khí hậu á nhiệt đới.

- Địa hình núi thấp: Gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà, Đoan Hùng (Phú Thọ); Lập Thạch, Tam Dƣơng (Vĩnh Phúc). Vùng địa hình này có tính đa dạng sinh học rất cao điển hình cho rừng nhiệt đới thƣờng xanh ở Việt Nam.

- Địa hình đồi: Bao gồm các huyện cịn lại của tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Vùng địa hình này chỉ cịn lại rừng tự nhiên rất ít, tập trung ở các khu rừng đặc dụng hoặc phịng hộ. Tính đa dạng sinh học đã bị suy giảm

- Địa hình thung lũng: gồm các thung lũng lớn nhỏ xen kẽ giữa các vùng đồi núi. Vùng địa hinh này đƣợc sử dụng cho canh tác nơng nghiệp, ít đƣợc sử dụng để trồng rừng nguyên liệu.

2.1.3. Địa chất, đất đai

Từ nguồn gốc thành tạo địa chất và nền đá mẹ nhƣ trên, trải qua quá trình phong hố, đã hình thành nên các loại đất chính với các đặc điểm cơ bản nhƣ sau:

Đất feralit có mùn trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao 700 - 1.700 m, thuộc

phần sƣờn trên và đỉnh các hệ thống núi trung bình, trên địa bàn các huyện Lập Thạch, Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Phần lớn diện tích loại đất này có lớp thực bì che phủ thuộc các trạng thái IB, IC. Một số nơi ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hà Giang còn rừng tự nhiên, song chủ yếu là các trạng thái rừng non đang phục hồi và rừng gỗ nghèo kiệt.

Đất feralit vùng đồi và núi thấp: Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và phân

bố ở tất cả các huyện trong vùng nguyên liệu giấy. Phân bố ở độ cao từ 50 - 700 m của các hệ thống đồi và núi thấp, tập trung thành vùng lớn ở Phú Thọ. Loại đất này là điều kiện tốt cho thảm thực vật phát triển đa dạng, từ đó cũng kéo theo sự đa dạng của khu hệ thực vật. Tuy nhiên vùng đất này hiện đang đƣợc khai thác sử dụng làm vƣờn rừng, trồng rừng nguyên liệu nên tính đa dạng sinh học cũng đã suy giảm.

Đất bồi tụ, thung lũng và đồng bằng phù sa: Đây là loại đất chủ yếu đƣợc sử

dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ bản. Phân bố rải rác trong vùng, tập trung nhiều ở tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Một số diện tích cũng đƣợc sử dụng để sản xuất lâm nghiệp nhƣ nông- lâm kết hợp, vƣờn rừng, trại rừng, trồng cây ăn quả...

2.1.4. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu

Tổng cơng ty giấy Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhƣng do đặc điểm kiến tạo địa hình, đã hình thành nên ở vùng ngun liệu có nhiều tiểu vùng khí hậu, trên mỗi tỉnh cũng có những đặc trƣng khí hậu khác nhau. Kết quả quan trắc qua nhiều năm, có thể phân chia khí hậu vùng ngun liệu thành 2 khu vực chính:Khu vực khí hậu núi thấp và núi trung bình và khu vực khí hậu vùng đồi và trung du

Một phần của tài liệu LuanAn - ncs.BuiThiVan_DHLN (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w