Địa chất, đất đai

Một phần của tài liệu LuanAn - ncs.BuiThiVan_DHLN (Trang 45)

Chƣơng 2 TỔNG Q UT ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.3. Địa chất, đất đai

Từ nguồn gốc thành tạo địa chất và nền đá mẹ nhƣ trên, trải qua quá trình phong hố, đã hình thành nên các loại đất chính với các đặc điểm cơ bản nhƣ sau:

Đất feralit có mùn trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao 700 - 1.700 m, thuộc

phần sƣờn trên và đỉnh các hệ thống núi trung bình, trên địa bàn các huyện Lập Thạch, Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Phần lớn diện tích loại đất này có lớp thực bì che phủ thuộc các trạng thái IB, IC. Một số nơi ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hà Giang còn rừng tự nhiên, song chủ yếu là các trạng thái rừng non đang phục hồi và rừng gỗ nghèo kiệt.

Đất feralit vùng đồi và núi thấp: Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và phân

bố ở tất cả các huyện trong vùng nguyên liệu giấy. Phân bố ở độ cao từ 50 - 700 m của các hệ thống đồi và núi thấp, tập trung thành vùng lớn ở Phú Thọ. Loại đất này là điều kiện tốt cho thảm thực vật phát triển đa dạng, từ đó cũng kéo theo sự đa dạng của khu hệ thực vật. Tuy nhiên vùng đất này hiện đang đƣợc khai thác sử dụng làm vƣờn rừng, trồng rừng nguyên liệu nên tính đa dạng sinh học cũng đã suy giảm.

Đất bồi tụ, thung lũng và đồng bằng phù sa: Đây là loại đất chủ yếu đƣợc sử

dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ bản. Phân bố rải rác trong vùng, tập trung nhiều ở tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Một số diện tích cũng đƣợc sử dụng để sản xuất lâm nghiệp nhƣ nông- lâm kết hợp, vƣờn rừng, trại rừng, trồng cây ăn quả...

Một phần của tài liệu LuanAn - ncs.BuiThiVan_DHLN (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w