Các phương pháp tuyển chọn khác

Một phần của tài liệu TUYN DNG NGUN NHAN LC (Trang 59 - 63)

e) Kiểm tra thực hiện các mẫu công việc – nhằm đánh giá kinh nghiệm và khả năng

3.4 Các phương pháp tuyển chọn khác

Bài luận

Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu các ứng viên chuẩn bị trước ở nhà một bài luận liên quan đến chủ đề và nộp trước hoặc trong khi gặp gỡ lần đầu. Ứng viên có thể được u cầu trình bày trực tiếp bài luận đó và thảo luận trước hội đồng. Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên viết một bài luận ngắn dưới sự giám sát của hội đồng tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng sẽ nhận xét ứng viên dựa trên bài tiểu luận đó hoặc dựa trên bài tiểu luận đó đưa ra những câu hỏi để ứng viên trả lời hoặc cùng tham gia thảo luận.

Assessment Center

Trung tâm đánh giá năng lực (AC – Assessment Center) là một phương pháp đánh giá năng lực và hiệu suất; được thực hiện bởi những chuyên gia trên một nhóm người tham gia bằng nhiều quy trình đánh giá, chẩn đoán năng lực khác nhau để thu thập thông tin về khả năng hoặc tiềm năng phát triển của ứng viên. Đây là một quá trình bao gồm một nhóm nhỏ những người tham gia thực hiện một loạt các bài kiểm tra và bài tập được theo dõi để đánh giá kỹ năng, năng lực, sự phù hợp của họ đối với vai trò cụ thể và tiềm năng phát triển. Sau đây là một số đặc điểm của trung tâm đánh giá: các kỹ thuật đánh giá cá nhân và nhóm được sử dụng, với mơ phỏng công việc là bắt buộc; nhiều đánh giá viên đào tạo bài bản được sử dụng trước khi tham gia vào trung tâm đánh giá; quyết định lựa chọn ứng viên dựa trên thông tin tổng hợp từ các chun gia đánh giá và kỹ thuật; phân tích cơng việc được trung tâm đánh giá sử dụng để xác định các hành vi và đặc điểm cá nhân cần thiết theo u cầu cơng việc. Quy trình trung tâm đánh giá cho phép các tổ chức quan sát hành

vi ứng viên trong môi trường liên quan đến công việc và sự kết hợp các kỹ thuật được sử dụng nhằm cải thiện tính nhất quán và tính khách quan của quy trình lựa chọn. Việc sử dụng các kỹ thuật tinh vi như vậy cũng giúp tổ chức thể hiện hình ảnh tích cực của mình cho các ứng viên tiềm năng. Những hạn chế chủ yếu liên quan đến thời gian, chi phí và nguồn lực cần thiết. Vì lý do này, các trung tâm đánh giá được sử dụng chủ yếu trong các cơ quan nhà nước và các công ty tư nhân lớn. Một số xu hướng gần đây đã được xác định trong thiết kế và phân phối các trung tâm đánh giá, bao gồm: nhấn mạnh hơn vào việc tích hợp các bài tập (sử dụng cùng bối cảnh kinh doanh và cùng các nhân vật trong các bài tập khác nhau); liên kết rõ ràng hơn giữa các bài tập và nội dung cơng việc; ứng viên thân thiện hơn (tóm tắt tốt hơn về cách mọi người sẽ được đánh giá, phản hồi toàn diện hơn); và tập trung vào các giá trị cốt lõi để xác định các ứng cử viên sẽ đóng góp nhiều nhất trước bối cảnh kinh doanh và cơng việc thay đổi nhanh chóng.

Trung tâm đánh giá năng lực khơng nói đến một địa điểm mà một quy trình được các tổ chức sử dụng ngày càng rộng rãi để đánh giá nhân viên. Có thể nó là một phần của quy trình tuyển dụng hay để phục vụ cho các mục đích tuyển dụng và thăng chức nội bộ. Các quy trình chẩn đốn năng lực theo định nghĩa ở đây là những bài tập và bài kiểm tra mà bạn sẽ thực hiện trong suốt quá trình tham gia đánh giá. Phương pháp đánh giá này tập trung vào một nhóm các bài tập giả định nhiều khía cạnh khác nhau của mơi trường làm việc. Những bài tập này đánh giá hành vi của ứng viên phù hợp thế nào với yêu cầu của một vai trị hay vị trí trong doanh nghiệp. Thông thường, ứng viên sẽ phải làm việc ở trung tâm đánh giá năng lực từ nửa đến hai ngày tùy thuộc vào vị trí mà bạn ứng tuyển. Q trình này sẽ diễn ra ở các trung tâm đào tạo của của doanh nghiệp tuyển dụng hoặc tại cơ sở của đơn vị tư vấn nhân sự được giao thầu thiết kế và tiến hành đánh giá.

Câu hỏi ơn tập:

1. Trình bày về các tiêu thức sàng lọc hồ sơ ứng viên 2. Trình bày về các phương pháp sàng lọc hồ sơ ứng viên

3. Trình bày về các phương pháp sàng lọc hồ sơ ứng viên mà trong tài liệu học tập này chưa nói tới

4. Trình bày quy trình sàng lọc hồ sơ ứng viên 5. Mục đích, vai trị và ý nghĩa của phỏng vấn 6. Trình bày các thể loại của phỏng vấn

7. Qua phỏng vấn ứng viên có thể tìm hiểu những gì về doanh nghiệp? 8. Qua phỏng vấn doanh nghiệp có thể tìm hiểu gì về ứng viên?

9. Trình bày về quy trình phỏng vấn 10. Trình bày về các hình thức trắc nghiệm

11. Trình bày về các hình thức trắc nghiệm mà trong tài liệu học tập này chưa nói tới 12. Trình bày quy trình xây dựng bài kiểm tra trắc nghiệm

13. Vai trị của viết bài luận trong cơng tác tuyển dụng nhân sự 14. Trình bày về Assessment Center

15. Assessment Center đóng vai trị như thế nào trong cơng tác tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp lớn

16. Assessment Center có thể áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không và tại sao?

Câu hỏi trắc nghiệm:

1. Việc tuyển chọn cũng thường dựa trên ba nhóm tiêu thức chính sau đây a. Tri thức chuyên môn

b. Kỹ năng hành nghề c. Thái độ đối với nghề d. Cả 3 nêu trên

2. Các phương pháp sàng lọc hồ sơ ứng viên: a. Sàng lọc qua thư giới thiệu (Letter of Reference)

c. Sàng lọc qua sơ yếu lý lịch/CV (Curriculum Vitae) d. Cả 3 nêu trên

3. Các bước sàng lọc hồ sơ ứng viên:

a. Xây dựng tiêu chí sàng lọc hồ sơ theo vị trí tuyển dụng. b. Tổng hợp, phân loại hồ sơ theo vị trí tuyển dụng.

c. Sàng lọc hồ sơ theo tiêu chí đã chọn. d. Cả 3 nêu trên

4. Trong phỏng vấn doanh nghiệp tìm hiểu về ứng viên những vấn đề sau: a. Sự hiểu biết, tận tâm trong công việc

b. Kinh nghiệm liên quan đến vị trí dự tuyển c. Tính cách và sự hịa đồng của ứng viên d.Cả 3 nêu trên

5. Trong phỏng vấn ứng viên tìm hiểu về doanh nghiệp những vấn đề sau: a. Khả năng đề bạt, thăng tiến

b. Các cơ hội để phát triển

c. Mơi trường và bầu khơng khí làm việc d. Cả 3 nêu trên

Chương 4. QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TUYỂN DỤNG Mục tiêu

Sau khi học xong chương 4, học viên có khả năng:

- Nắm rõ quy trình và nội dung các bước tuyển dụng nhân lực - Đánh giá được kết quả của công tác tuyển dụng nhân lực

Một phần của tài liệu TUYN DNG NGUN NHAN LC (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)