6. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Kiên Long 28
2.2.2.3. Cơ cấu dư nợ theo khu vực 37
Xem xét dư nợ tín dụng được phân chia theo khu vực, rõ ràng địa bàn Kiên Giang do yếu tố lịch sử ln đóng vai trị quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Kiên Long.
Bảng 2.9. Cơ cấu dư nợ theo khu vực 2006 – 2009
Đơn vị tính: %
Địa bàn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Hội sở 1,44% 1,82% 1,16% 3,73% 2. Kiên Giang (2 CN) 98,56% 84,33% 68,47% 46,90% 3. ĐBSCL (8 CN) 0 1,76% 7,07% 17,54% 4. TP. HCM, Miền Đông (2 CN) 0 9,23% 14,67% 16,55% 5. Miền Bắc (2 CN) 0 1,19% 3,99% 7,40% 6. Miền Trung (3 CN) 0 1,68% 4,64% 7,88% Tổng cộng 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Kiên Long [9]
Năm 2006, địa bàn Kiên Giang chiếm 98,56% dư nợ toàn hệ thống, các năm tiếp theo tỷ trọng này có xu hướng giảm dần vì mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã bắt đầu mở rộng, năm 2009 tỷ trọng là 46,9% tương ứng dư nợ là 2.286 tỷ đồng.
Khu vực miền Bắc với hai chi nhánh thành lập giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008 cùng khoảng thời gian với khu vực TP. HCM và Miền Đông (cũng với 2 chi nhánh) nhưng hoạt động mở rộng tín dụng phát triển chậm hơn, thể hiện qua tỷ trọng năm 2007 của khu vực này chỉ chiếm 1,19% so với 9,23%, đến năm 2009 tỷ trọng 7,4% chưa bằng một nửa so với tỷ trọng khu vực so sánh.
Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (trừ Kiên Giang) và khu vực miền Trung đa phần bắt đầu hoạt động từ năm 2008 với quy mơ phịng giao dịch và nâng cấp lên chi nhánh trong năm 2009, nên tốc độ phát triển nhanh nhưng vẫn còn thiếu
ổn định và chất lượng tín dụng chưa cao, cụ thể tỷ lệ nợ xấu năm 2009 của khu vực miền Trung là 4,65% cao hơn so với tỷ lệ toàn Ngân hàng là 1,17%.Cơ cấu dư nợ theo địa bàn trên cho thấy được đối tượng khách hàng và cơ cấu cho vay của Kiên Long vẫn chủ yếu ở khu vực nông thôn.