Mở rộng danh mục cho vay 62 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 71 - 73)

6. Kết cấu của đề tài

3.2. Những giải pháp đối với Ngân hàng Kiên Long 55 

3.2.4.1. Mở rộng danh mục cho vay 62 

Thời gian qua, hoạt động cho vay tại Kiên Long đã có những điểm nổi bật như tốc độ tăng trưởng bình quân 100,79%/năm trong giai đoạn 2006-2009, đã phát triển thêm các nghiệp vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại và chiết khấu chứng từ có giá ngồi nghiệp vụ cho vay truyền thống. Bên cạnh đó, cịn tồn tại một số hạn chế như

sản phẩm chưa phong phú, cơ cấu dư nợ cho vay trung, dài hạn thấp, thu nhập từ tín dụng chủ yếu vẫn từ địa bàn truyền thống là Kiên Giang, dư nợ và chất lượng tín dụng tại hầu hết các địa bàn còn lại khá thấp.

Để đạt mục tiêu tổng dư nợ cho vay đạt 24.000 tỷ đồng vào năm 2012, trong đó 60% phục vụ đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ nông dân và cho vay sinh họat tiêu dùng, ngân hàng cần mở rộng danh mục đối tượng và ngành nghề cho vay.

- Trả góp ngày hiện nay là thế mạnh của Kiên Long, hiệu quả vốn vay đạt được cao nhất trong khi rủi ro thấp nhất nhưng tỷ trọng thời gian qua chiếm chưa tới 5% tổng dư nợ. Do đó, cần chỉnh sửa qui định, quy trình cho vay trả góp ngày nhằm tạo điều kiện thơng thống hơn trong việc cấp tín dụng nhưng vẫn đảm bảo an tồn vốn. Nâng tỷ trọng lên khoảng 10% tổng dư nợ.

- Tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng, do đối tượng này có thu nhập đều đặn, ổn định để trả nợ ngân hàng. Do đó cho vay tiêu dùng cần được tăng cường, mở rộng như sau:

Một là, tiếp cận trực tiếp với từng đối tượng vay vốn, những người thực sự có

nhu cầu vay vốn và có điều kiện, khả năng trả nợ tốt nhất.

Hai là, mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng theo nghĩa rộng: cho vay với số

tiền nhỏ dùng để mua sắm trang bị mua sắm dụng cụ sinh hoạt hoặc các máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất nhỏ để nâng cao mức sống để tái sản xuất mở rộng. Theo đó đối tượng cho vay có thể gồm cán bộ công nhân viên, nông dân, người buôn bán.

Ba là, hạn chế rủi ro trong cho vay tiêu dùng đối với những rủi ro khách quan

chẳng hạn như thiên tai, bệnh tật, cơng ty có người vay làm việc phá sản thì ngân hàng có thể liên kết với công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm đảm bảo nợ vay.

- Phát triển nghiệp vụ tài trợ thương mại, kết hợp thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ bằng cách giao chỉ tiêu cho tất cả các đơn vị thực hiện thay vì chỉ có Hội sở và 6 chi nhánh như hiện nay. Trước mắt vừa làm vừa học, chấp nhận rủi ro ở

mức vừa phải, do đó nên triển khai với những khoản vay có giá trị thấp, hàng hóa dễ tiêu thụ trên thị trường.

- Xây dựng và phát triển sản phẩm, dịch vụ trọn gói dành cho các đối tượng có nhu cầu cao về tính tiện ích. Chẳng hạn đối với sản phẩm cho vay mua xe ô-tô, Ngân hàng cần liên kết với các đơn vị liên quan như hãng xe, công ty bảo hiểm, cơ quan đăng kiểm, cơ quan thuế để cung cấp sản phẩm trọn gói. Ngồi lãi vay, Ngân hàng cịn thu thêm được khoản phí dịch vụ, trong khi rủi ro tín dụng khơng cao.

- Nghiên cứu xây dựng sản phẩm tín dụng xanh phục vụ cho các dự án sản xuất kinh doanh không gây rủi ro hoặc nhằm mục đích bảo vệ mơi trường - xã hội. Kiên Long có thể dùng nguồn vốn ủy thác để cấp những khoản tín dụng ưu đãi cho những dự án tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch, các ngành sản xuất và ứng dụng thiết bị, sản phẩm bảo vệ môi trường.

- Để hạn chế rủi ro, Ngân hàng nên phân tán rủi ro tín dụng bằng cách đa dạng hóa cho vay theo các ngành nghề, tránh tập trung vào một ngành nghề nhất định, vì khi nền kinh tế có những bất lợi cho ngành nghề đó thì sẽ dẫn đến làm giảm khả năng thanh toán nợ của các doanh nghiệp cho ngân hàng, làm gia tăng nợ quá hạn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)