Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng 66 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 75 - 77)

6. Kết cấu của đề tài

3.2. Những giải pháp đối với Ngân hàng Kiên Long 55 

3.2.5.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng 66 

Theo quy trình tín dụng hiện tại, sau khi tiếp xúc, tìm hiểu thơng tin ban đầu, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định những nội dung sau để lập tờ trình tín dụng:

- Đánh giá định tính uy tín và khả năng phát triển của khách hàng.

- Thẩm định tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng.

- Thẩm định nhu cầu vay vốn và hiệu quả mang lại từ khoản vay.

Do khách hàng là người có nhiều thơng tin hơn ngân hàng, nên để xử lý thông tin bất cân xứng, nâng cao chất lượng tín dụng thì cơng tác thẩm định tín dụng cần thiết phải thực hiện như sau:

- Nâng cao chất lượng thông tin: nguồn thông tin về khách hàng phải được

thu thập một cách đầy đủ và chính xác, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp. Những thông tin này được lấy từ hồ sơ khách hàng cung cấp, phỏng vấn đặt câu hỏi với khách hàng. Tuy nhiên do chất lượng thông tin do khách hàng cung cấp thường chưa mang tính khách quan nên nhân viên tín dụng phải thu thập thêm thơng tin từ các nguồn khác như từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo, internet, truyền hình, hỏi thêm thông tin từ các nhà cung cấp và đối tác của khách hàng, theo dõi dư nợ và lịch sử trả nợ của khách hàng từ CIC.

- Đa dạng hóa phương pháp thẩm định: phương pháp dùng để thẩm định tín

dụng cũng rất quan trọng. Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau thì sẽ cho ra kết quả thẩm định chính xác hơn. Trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bên cạnh những phương pháp thường dùng như: phân tích xu hướng, phân tích so sánh, phân tích theo cơ cấu, cịn phải chú ý đến so sánh với trung bình ngành. Qua đó cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng so với các doanh nghiệp trong cùng ngành, từ đó cho thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng có thực sự hiệu quả hay khơng.

- Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng: chất lượng công tác thẩm định cũng phụ

thuộc rất nhiều vào trình độ chun mơn và kinh nghiệm của nhân viên tín dụng. Một nhân viên tín dụng có nghiệp vụ vững vàng, am hiểu về pháp luật, tình hình kinh tế xã hội thì có thể dễ dàng phát hiện ra những rủi ro trong kinh doanh của khách hàng. Do đó, Ngân hàng cần tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề để nhân viên cập nhật thơng tin, nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)