6. Kết cấu của đề tài
3.3. Những kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 75
3.3.1.2. Môi trường pháp lý 76
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng phải được chú trọng nhằm phù hợp với thực tế, giải quyết một cách hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội.
- Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ: Hệ thống văn bản pháp luật phải đảm
bảo đồng bộ, đầy đủ, tránh chồng chéo nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng diễn ra thơng suốt, an tồn, hiệu quả. Thực tế quy định đăng ký giao dịch đảm bảo ưu tiên giải quyết cho đối tượng đã đăng ký tài sản đảm bảo, trong khi quy định về cho vay phát triển nơng nghiệp – nơng thơn thì ngân hàng cho vay khơng có tài sản đảm bảo trong hạn mức, nếu xảy ra tranh chấp ngân hàng sẽ khơng có căn cứ cụ thể để xử lý nợ. Chính phủ có văn bản quy định những trường hợp trên các NHTM được ưu tiên giải quyết nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.
- Thay đổi đối tượng chịu thuế thu nhập: Nên xếp thu nhập từ lãi trái phiếu,
tín phiếu, giấy tờ có giá khác do ngân hàng phát hành vào đối tượng không chịu thuế thu nhập (hiện tại chịu thuế suất 5%), tương tự như thu nhập từ lãi tiền gửi là sổ hoặc thẻ tiết kiệm của cá nhân. Các NHTM sẽ giảm được chi phí đầu vào, góp phần tăng tính thanh khoản của ngân hàng đồng thời tạo thêm các cơng cụ tài chính trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
- Thay đổi cơ chế phí bảo hiểm tiền gửi: Phí phải được tính trên cơ sở mức độ
rủi ro thay cho cơ chế phí đồng hạng (0,15%) áp dụng từ 1999. Cơ chế phí theo rủi ro sẽ tạo ra động lực khuyến khích tổ chức tín dụng họat động an tồn hơn, nâng cao ý thức thực hiện các quy định và thông lệ quốc tế, nâng cao niềm tin của người gửi tiền đối với tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính quốc gia và từ đó quyền lợi được bảo vệ tốt hơn.
- Bắt buộc kiểm toán báo cáo tài chính: bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp và cơ quan kiểm toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, minh bạch của việc kiểm tốn, phản ánh trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua đó góp phần giúp ngân hàng mở rộng tín dụng an tồn và hiệu quả hơn.
- Cải cách thủ tục hành chính: Thực hiện cải cách theo hướng phân định rõ
ràng trách nhiệm, quyền hạn và quy trình thực hiện, nhất là những vấn đề địi hỏi có sự phối hợp liên bộ, liên ngành, đề tài nêu một số kiến nghị một số nội dung cụ thể như sau:
Một là, trong quy chế làm việc của các đơn vị quản lý nhà nước cần quy định
cụ thể thời hạn xử lý từng khâu của các quy trình nghiệp vụ và thời hạn xử lý những vướng mắc, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.
Hai là, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phối hợp
giữa các bộ, ngành và các đơn vị liên quan. Thực hiện công khai trên mạng Internet những thủ tục, giấy tờ cần thiết để các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân nắm bắt thực hiện, đồng thời có điều kiện giám sát việc tuân thủ của cán bộ, cơng chức thụ lý hồ sơ.
Ba là, hồn thiện dự thảo Luật thủ tục hành chính vì đây là điều kiện thiết yếu
để xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Luật thủ tục hành chính sẽ tạo cơ sở pháp lý thống nhất, thuận lợi hơn cho việc ban hành và thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về thủ tục hành chính, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.