6. Kết cấu của đề tài
2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Kiên Long 44
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 49
Một là, mơi trường vĩ mơ có nhiều biến động bất lợi: Trong những năm qua,
môi trường kinh tế xã hội có nhiều biến động theo hướng bất lợi cho ngành ngân hàng. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng tỷ lệ lạm phát, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, do đó ảnh hưởng lớn đến cả hoạt động huy động và cho vay trong hệ thống ngân hàng.
Hai là, thủ tục hành chính cịn nhiều bất cập: Hệ thống văn bản pháp lý chưa
đồng bộ, thiếu nhất qn nhất là những vấn đề địi hỏi có sự phối hợp liên bộ, liên ngành nhưng do không quy định cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị nên dẫn đến tình trạng đùn đẩy trong thực hiện cũng như xử lý hậu quả.
Nhiều văn bản quy định về hồ sơ, thủ tục xử lý công việc chưa rõ ràng hoặc quy định còn bị hiểu theo nhiều nghĩa. Hệ thống các tờ khai, mẫu đơn hành chính ban hành cịn rườm rà, phức tạp, tạo cơ hội cho nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh. Chưa có quy định bắt buộc về thời hạn xử lý các thủ tục hành chính, nên nhiều trường hợp người dân, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian để bổ sung, điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ, chờ đợi giải quyết. Chưa có chế tài xử lý các cơ quan ban hành thủ tục hành chính gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Ba là, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước: Thực hiện theo lộ trình các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như cam kết WTO, BTA một mặt tạo cơ hội tiếp cận với cơng nghệ, trình độ quản lý hiện
đại, mặt khác gia tăng áp lực cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước khi đối đầu với các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh, phạm vi hoạt động đa quốc gia.
Trên thị trường ngày càng xuất hiện thêm nhiều ngân hàng làm cho thị phần huy động tiền gửi của mỗi ngân hàng có nguy cơ thu nhỏ lại. Thực tế trong thời gian qua cho thấy để giữ vững và mở rộng thị phần, thu hút được vốn, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động làm cho mặt bằng lãi suất tăng lên, gây khó khăn cho huy động vốn giá rẻ.
Cơ chế lãi suất thỏa thuận được ban hành tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động linh hoạt hơn trong áp dụng mức lãi suất huy động và cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều lựa chọn khi vay vốn ngân hàng nhưng cũng tạo cho các ngân hàng cạnh tranh lôi kéo khách hàng không lành mạnh bằng việc đẩy cao lãi suất huy động và hạ lãi suất cho vay.
Bốn là, thói quen và trình độ sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của
đa số người dân chưa cao: Giữa khách hàng và ngân hàng còn một khoảng cách
nhất định về hiểu biết các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như đặc tính sản phẩm, quy định quyền và nghĩa vụ và không được tư vấn đầy đủ nên tâm lý e ngại khi tiếp cận. Do đó khó thuyết phục khách hàng tiềm năng giao dịch với ngân hàng.
Những khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng chưa từng tiếp xúc với ngân hàng lại e ngại thủ tục rườm rà (bổ sung đầy đủ hồ sơ trước giải ngân, đi công chứng giấy tờ) nên không muốn giao dịch với ngân hàng chỉ chấp nhận vay với lãi suất cao ở bên ngoài hoặc giao cho những mơi giới tín dụng làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Thơng tin khách hàng chưa thật chính xác vì phần lớn khách hàng của cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình nên chất lượng thơng tin tài chính khơng cao và khó kiểm sốt. Những thơng tin về thu nhập thường ước lượng vì khơng có chứng từ chứng minh thu nhập của khách hàng. Mặt khác để có thể vay vốn khách hàng sẵn sàng khai khơng đúng sự thật điều đó gây ra trở ngại lớn cho cán bộ tín dụng trong cơng tác thẩm định.
Trong việc phân tích hoạt động sản xuất của khách hàng, chưa so sánh được kết quả kinh doanh của khách hàng với các công ty cùng ngành để đánh giá được chính xác hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó khả năng tự tài trợ thấp và thiếu tài sản bảo đảm nợ.
Cách lập báo cáo tài chính của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cịn nhiều thiếu sót, số liệu khơng đầy đủ, khơng minh bạch và chính xác gây khó khăn trong việc thẩm định tín dụng.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, đề tài giới thiệu tổng quan quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Kiên Long, phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản về tình hình tài chính, quy mơ phát triển trong giai đoạn từ khi chuyển đổi mơ hình ngân hàng thương mại cổ phần nơng thơn lên đô thị năm 2006 đến năm 2009.
Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng qua các số liệu thống kê, có kết hợp thực tiễn cơng tác của tác giả. Trong đó phân tích thực trạng mở rộng mạng lưới, huy động vốn và cho vay giai đoạn 2006-2009, nhấn mạnh đến yếu tố kỳ hạn, nguồn và sử dụng nguồn, đặc biệt là yếu tố chất lượng tín dụng.
Qua đánh giá định tính hiệu quả hoạt động mở rộng tín dụng đối với một số chỉ tiêu chủ yếu như an toàn, thanh khoản, tăng trưởng và sinh lợi cũng như phân tích những điểm mạnh cần tiếp tục phát huy và những điểm hạn chế kèm nguyên nhân cho thấy Kiên Long hồn tồn có khả năng để mở rộng tín dụng hơn nữa trong thời gian tới. Các phân tích, đánh giá trên là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp khả thi, hiệu quả nhằm mở rộng tín dụng như mục đích xuyên suốt đề tài.
Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG KIÊN LONG
3.1. Định hướng phát triển Ngân hàng Kiên Long
Kinh tế Việt Nam trong xu hướng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, sẽ phải đối phó với khơng ít khó khăn và thách thức. Theo dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 thì mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 là nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp, tăng trưởng GDP bình quân 7 – 8%/năm, tỷ trọng ngành công nghiệp đạt 45% GDP, ngành dịch vụ chiếm trên 42% GDP, và ngành nông nghiệp chiếm không quá 13% GDP.
Chiến lược phát triển ngành ngân hàng trong thời gian tới mà chính phủ đề ra sẽ tập trung vào việc cải cách triệt để và phát triển hệ thống ngân hàng theo hướng đa năng, hiện đại, đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, có quy mô lớn và hoạt động theo nguyên tắc thị trường với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Khơng nằm ngồi định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển ngành ngân hàng trong thời gian tới. Ngân hàng Kiên Long định hướng phát triển đến năm 2012, tầm nhìn 2015 như sau: