Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của NHNN địa phương 79 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 88 - 91)

6. Kết cấu của đề tài

3.3. Những kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 75 

3.3.2.3. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của NHNN địa phương 79 

NHNN tỉnh, thành phố thực hiện cánh tay nối dài của Thống đốc trong việc thanh tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời các sai sót để ngăn chặn, uốn nắn và xử lý kịp thời các tiêu cực đảm bảo hoạt động của các NHTM đúng hướng và kịp thời; chỉ đạo các NHTM thực hiện tốt việc quản trị rủi ro theo các quy định của pháp luật và phù hợp các cam kết quốc tế.

Tăng cường chức năng trung gian trong việc triển khai các chính sách, quy định của Nhà nước và của ngành Ngân hàng đảm bảo kịp thời, đầy đủ.

Hỗ trợ các NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động tại các địa điểm phù hợp, đảm bảo vừa tập trung vừa phát triển mở rộng.

Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, chuyển giao các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại đến các NHTM nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Làm cầu nối và trung tâm hoà giải các tranh chấp phát sinh giữa các NHTM, đồng thời thực hiện vai trò trung gian trong việc điều tiết thị trường phát triển hiệu quả và an toàn.

3.3.2.4. Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt hiện nay vấp phải rất nhiều vấn đề khó. Bên cạnh thói quen của người sử dụng, lực cản lớn đối với việc triển khai thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam còn nằm ở hành lang pháp lý, chi phí triển khai cũng như sự thiếu đồng bộ của hệ thống thiết bị.

Đối với hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt, các ngân hàng thương mại thanh toán qua hệ thống CITAD do NHNN triển khai. Trong khi đó, thanh tốn bằng các máy tự động như POS và ATM lại thông qua hệ thống kết nối và thanh tốn độc lập, hệ thống này lại khơng phải NHNN xây dựng mà do các công ty Banknetvn (thành lập năm 2004, có vốn góp của NHNN), VNBC (thành lập năm 2005) và Smartlink (thành lập năm 2007) quản lý.

Do vậy, để phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt, cần thiết nâng cấp và tích hợp hệ thống CITAD với các hệ thống thanh toán tự động của các Ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước chủ động đẩy nhanh tiến độ phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt, góp phần tiết kiệm tiền bạc của xã hội.

3.3.2.5. Nâng cao vai trị cơng cụ thị trường mở

Lãi suất cho vay phụ thuộc nhiều vào giá vốn huy động và khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng. Do đó, để các NHTM giảm lãi suất cho vay, NHNN cần sử dụng đồng bộ các cơng cụ chính sách của mình, cụ thể là thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) để tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các NHTM, từ đó điều tiết lượng tiền tệ cung ứng và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.

Trong thời gian sắp tới, để phát huy hơn nữa vai trị của cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở, NHNN nên triển khai một số biện pháp cơ bản, trước mắt sau:

- Đa dạng loại hàng hoá giao dịch trên thị trường: Thực tế cho thấy hàng hóa

của thị trường mở hiện cịn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng nhưng với khối lượng nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu ngắn hạn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng thu hút thêm các ngân hàng tham gia thị trường.

- Tiếp tục hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán: NHNN

cần cải tiến các chương trình phần mềm ứng dụng về lưu ký giấy tờ có giá tại Sở Giao dịch NHNN nhằm theo dõi và thanh tốn giấy tờ có giá của NHNN và của các tổ chức tín dụng.

- Hồn thiện các quy trình liên quan: Song song với cải tiến, nâng cấp công

nghệ ngân hàng, NHNN cần không ngừng bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện các quy trình liên quan đến OMO như đặt thầu, xét thầu; các thủ tục về đăng ký, lưu ký giấy tờ có giá; thủ tục về lập hợp đồng, quy trình giao dịch qua mạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi tham gia giao dịch, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí giao dịch.

- Tăng thêm số phiên giao dịch: NHNN nên nghiên cứu tăng thêm số phiên

giao dịch. Hiện số phiên giao dịch mỗi ngày là 2, với kỳ hạn giao dịch 14 ngày và 28 ngày. Tăng phiên giao dịch đồng nghĩa với việc tăng thời gian tiếp xúc của các tổ chức tín dụng với NHNN. Nhờ đó, sự hỗ trợ của NHNN với tư cách là người cho vay cuối cùng sẽ tốt hơn.

- Gia tăng số lượng thành viên: Thực tế cho thấy, thành viên tham gia thị

trường mở thời gian qua chủ yếu là các NHTM nhà nước và một số các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, NHTM cổ phần. Trong khi các NHTM cổ phần nhỏ chưa tham gia thị trường mở, do quy mơ vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng cũng như chưa quen nên chưa tham gia hoặc còn lúng túng trong việc tham gia đấu thầu.

3.4. Những giải pháp cần thực hiện đối với khách hàng

Trình độ sử dụng vả khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là sản phẩm tín dụng của đa số người dân chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin bất cân xứng giữa khách hàng và ngân hàng, mức độ tự tài trợ thấp, thiếu tài sản bảo đảm nợ.

Theo quy định của hiện hành, các tổ chức tín dụng có thể cấp tín dụng một khách hàng thơng thường theo các hình thức đảm bảo gồm: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay; cho vay khơng có tài sản đảm bảo.

Để có được điều kiện được cấp tín dụng khơng có tài sản đảm bảo, khách hàng phải có tình hình tài chính lành mạnh, chứng minh được khả năng trả nợ của mình.

Để có được điều kiện cấp tín dụng có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án cộng với tài sảm đảm bảo tối thiểu là 15% tổng mức đầu tư của dự án.

Do đó, để tiếp cận vốn tín dụng, phía khách hàng cần thiết nâng cao trình độ và khả năng tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)