6. Kết cấu của đề tài
3.2. Những giải pháp đối với Ngân hàng Kiên Long 55
3.2.4.2. Mở rộng phương thức cho vay 64
Đa dạng hoá vừa giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vừa có thể thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Vì vậy, để ngày càng đáp ứng nhu cầu vốn về số lượng và thời hạn đối với ngành kinh tế, Ngân hàng Kiên Long nên xem xét mở rộng các hình thức cho vay khác nhau phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Ngân hàng mới chỉ chú trọng đến cho vay ngắn hạn theo phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng. Vì vậy các nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất mới, nâng cao năng lực sản xuất không phải là thế mạnh của Ngân hàng. Để khắc phục hạn chế trên, trong thời gian tới Ngân hàng cần tiến hành cho vay theo các phương thức sau:
- Cho vay bắc cầu: Theo phương thức này, Ngân hàng sẽ phối hợp với các
ngân hàng khác để tài trợ cho một dự án trung hoặc dài hạn. Ngân hàng sẽ cho các doanh nghiệp có dự án vay vốn phục vụ cho một giai đoạn nhất định của dự án, sau đó chuyển giao cho ngân hàng khác thực hiện giai đoạn còn lại của dự án. Với phương thức này, các ngân hàng vừa có thể chia sẻ rủi ro, vừa giúp các doanh nghiệp thực hiện được các dự án trung và dài hạn đem lại lợi ích cho xã hội.
- Cho vay theo dự án:.Để mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay theo dự án,
Ngân hàng cần phải phối hợp với các cơ quan chuyên ngành kỹ thuật để xây dựng phương án cho vay phù hợp với từng loại dự án. Các thông số kỹ thuật là cơ sở để cán bộ tín dụng theo dõi kết quả đầu tư của khách hàng theo từng giai đoạn cũng như trong tồn bộ q trình sử dụng vốn vay. Đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để nắm vững hơn về các chương trình dự án đầu tư, trên cơ sở đó mở rộng tín dụng theo dự án một cách vững chắc. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần phải mở rộng hơn nữa cho vay đối với các dự án theo chu trình khép kín từ đầu vào đến đầu ra theo các phương thức cho vay đồng tài trợ.
- Tăng cường phương thức cho vay luân chuyển: Hiện nay, tại Ngân hàng
đang sử dụng phổ biến phương thức cho vay từng món đối với các khách hàng doanh nghiệp, coi đó là biện pháp tối ưu để đảm bảo an toàn vốn vay và tạo ưu thế chủ động về mình. Nhưng trên thực tế, phương thức cho vay theo món đòi hỏi mỗi lần vay doanh nghiệp phải làm đơn kiêm khế ước xin vay, trình các chứng từ hợp đồng kinh tế xin vay, phải qua nhiều khâu kiểm duyệt trước khi vay. Trong khi đó, nhu cầu vốn hoạt động của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đa dạng, phong phú đòi hỏi độ nhanh nhạy cao. Vì vậy, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả rất ngại vay với phương thức này. Do đó để thu hút thêm lượng khách hàng đến vay vốn thì Ngân hàng cần áp dụng phương thức cho vay một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm chu chuyển vốn, độ tin cậy của khách hàng.
Phương thức cho vay theo món chỉ nên áp dụng với các khách hàng vay vốn không thường xuyên, chu chuyển vốn chậm, quá tình sản xuất kinh doanh dịch vụ
dứt điểm từng dự án hay từng thương vụ nhất định, khách hàng thiếu tín nhiệm trong quan hệ vay trả với Ngân hàng. Nhưng phương thức cho vay luân chuyển cũng dễ làm cho ngân hàng mất thế chủ động về nguồn vốn hoạt động vì các cam kết trong hợp đồng vay trả. Để khắc phục điều đó, ngân hàng cần bổ sung, sửa đổi một số nội dung trong bản hợp đồng tín dụng như:
Một là, khi đã xác định được mức cho vay tối đa đối với doanh nghiệp trên cơ
sở tài sản thế chấp, bảo lãnh, sự tín nhiệm và mức phán quyết cho vay thì hai bên kí kết hợp đồng tín dụng. Trong điều khoản cho vay nên ghi là: Trong phạm vi mức vay đã xác định, từng lần vay vốn người đi vay phải gửi đến cho Ngân hàng các giấy tờ thanh toán, các chứng từ hay hợp đồng kinh tế và trên cơ sở đó ngân hàng sẽ cho vay đáp ứng các nhu cầu vay vốn hợp lý của bên vay kịp thời trong khả năng nguồn vốn cho phép.
Hai là, toàn bộ số tiền thu bán hàng, thu kinh doanh của doanh nghiệp phải
nộp thường xuyên vào tài khoản vay luân chuyển, khơng được sử dụng để quay vịng tiếp ngồi quỹ ngân hàng.
Ba là, cán bộ tín dụng có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, và quyết toán các
nội dung của hợp đồng tín dụng được ký kết, doanh nghiệp chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn vay.