Dị tìm các vi phạm giả định trong mơ hình hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế tại chi cục thuế quận 12 (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG IV :PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 Kiểm định giả thuyết bằng phân tích hồi quy

4.5.2 Dị tìm các vi phạm giả định trong mơ hình hồi quy

Trong phân tích hồi quy, sự chấp nhận và diễn dịch kết quả hồi quy không thể tách rời các giả định cần thiết và những chẩn đốn về sự vi phạm các giả định đó. Nếu các giả định bị vi phạm thì các kết quả ước lượng được không chuẩn xác và đáng tin cậy nữa. Do đó, thủ tục kiểm tra các vi phạm giả định mơ hình hồi quy tuyến tính bội là cần thiết.

4.5.2.1 Kiểm tra giả định phương sai không đổi

Nếu phương sai thay đổi sẽ tạo ra rất nhiều hậu quả tai hại vì làm cho các

ước lượng của các hệ số hồi quy không chệch, nhưng không hiệu quả, và đánh

giá nhầm chất lượng mơ hình4.

Thực hiện kiểm định tương quan hạng Spearman giữa các biến trong

thang đo chất lượng và ABS_zre (trị tuyệt đối của phần dư đã chuẩn hoá). Nếu Phương sai của sai số thay đổi, thì hệ số tương quan hạng tổng thể giữa phần dư và biến độc lập khác 0.

Đặt giả thuyết Ho: Hệ số tương quan hạng của tổng thể bằng 0. Kết quả

4

kiểm định thể hiện ở Phụ lục 09 cho thấy không thể bác bỏ giả thuyết Ho do mức

ý nghĩa sig. của các kiểm định Spearman đều lớn hơn 0.05. Như vậy, chấp nhận giả thuyết Ho và kết luận rằng phương sai của sai số là không đổi.

4.5.2.2 Kiểm định quan hệ tuyến tính mơ hình hồi quy

Kiểm định này được thực hiện thông qua đồ thị phân tán Scatterplot cho bởi hình 4.1 biểu diễn giá trị phần dư và giá trị dự đốn đã chuẩn hố.

Hình 4.1: Biểu đồ phân tán Scattterplot

Vì phần dư phân tán ngẫu nhiên trong vùng xung quanh tung độ 0 chứ khơng tạo ra hình dạng nào, chứng tỏ khơng có liên hệ gì giữa giá trị dự đốn và

hệ tuyến tính giữa sự hài lịng và các nhân tố của chất lượng dịch vụ là phù hợp5.

4.5.2.3 Kiểm tra giả định phân phối chuẩn của phần dư

Kết quả từ đồ thị P-P Plot cho thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên có thể kết luận rằng điều kiện phân phối chuẩn

khơng bị vi phạm.

Ngồi ra, kết quả phân phối chuẩn của phần dư còn thể hiện ở đồ thị hình chng Histogram trình bày tại Phụ lục 07.

Hình 4.2: Biểu đồ P-P Plot

4.5.2.4 Kiểm tra giả định quan hệ cộng tuyến

Một giả định quan trọng đối với mơ hình hồi quy tuyến tính là khơng có biến giải thích nào có thể được biểu thị dưới dạng tổ hợp tuyến tính với những biến giải thích cịn lại. Vì nếu tồn tại một quan hệ tuyến tính như vậy sẽ xảy ra hiện tượng cộng tuyến và dẫn đến sự sai lệch trong kết quả hồi quy. Do đó, bước phân tích tiếp theo là xem xét có xảy ra hiện tượng cộng tuyến hay khơng.

5

Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức 2008, quyển 1, trang 225.

Bảng 4.18 mục 4.5.3 cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) của 5 thành phần chất lượng đều bằng 1 < 10 có nghĩa là 5 biến độc lập này khơng có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến6.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế tại chi cục thuế quận 12 (Trang 59 - 62)