Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 29 - 30)

- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên

2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà

2.1.2.1 Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008.

Giá USD năm 2008 diễn biến rất khác thường. Sự khác thường được biểu hiện ở nhiều điểm: Ba tháng đầu năm (tháng 1 - 3), giá USD trong nước giảm liên tục, với mức giảm 1,8%. Điều này là phù hợp trong điều kiện lạm phát cao ở trong nước cộng hưởng với lạm phát trên thế giới để giảm thiểu sự "khuếch đại" của "nhập khẩu lạm phát".

Bốn tháng tiếp (tháng 4 - 7), giá USD tăng liên tục, với mức tăng lên tới 9%, trong đó tháng 6 tăng rất cao, lên tới 4,69%. Việc tăng lên của giá USD trong thời gian này đã góp phần khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và kiềm chế nhập siêu, bởi trong những tháng đầu năm, Việt Nam cùng một lúc vừa bị lạm phát cao, vừa bị nhập siêu cao. Nhưng có một vấn đề đáng quan tâm, đó là chênh lệch giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức rất cao, có lúc lên tới trên 2.500 VND/USD.

Điều đó chứng tỏ việc quản lý các đại lý, cửa hàng thu đổi ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, của các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trên các địa bàn và sự phối hợp giữa NHNN với các ngành, địa phương chưa tốt; đồng thời

cũng phản ánh tình trạng đơ la hóa của nền kinh tế nước ta cịn cao. Mặc dù sau đó có được chấn chỉnh, nhưng nếu khơng làm tốt hơn, thì tình trạng "nóng", "lạnh" giá USD trên thị trường khơng chính thức (và trong điều kiện liên thông giữa các loại thị trường trong cơ chế thị trường) sẽ làm cho thị trường chính thức cũng như thị trường tiền tệ, thị trường xuất nhập khẩu... bị tác động theo. Hơn nữa, việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá của NHNN sẽ phức tạp hơn gấp bội.

Ba tháng tiếp theo (tháng 8 - 10), giá USD lại giảm liên tục, với mức giảm 3,74%. Diễn biến này là kết quả của các biện pháp kiểm tra, thanh tra, tăng cường quản lý đối với các đại lý, các bàn thu đổi ngoại tệ; các biện pháp bán ra ngoại tệ của NHNN và các ngân hàng thương mại.

Hai tháng cuối năm, giá USD lại tăng khá cao, tốc độ tăng lên đến 3,26%. Diễn biến này do tác động của ba yếu tố. Một, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu tác động đối với nước ta làm cho xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của sản xuất trong nước, làm cho kinh tế bị suy giảm. Hai, nhu cầu về ngoại tệ phục vụ việc nhập khẩu cuối năm thường cao hơn các tháng khác. Ba, giá USD ở các nước tăng mạnh nên ở nước ta khơng thể khơng có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Nhìn tổng quát, việc tăng lên của giá USD là khó tránh khỏi do sự biến động nhanh, lớn, khó lường ở cả trong nước, trên thế giới. Sự điều hành tỷ giá của NHNN về cơ bản là phù hợp và thành cơng, vừa góp phần kiềm chế lạm phát, vừa góp phần kiềm chế nhập siêu, vừa góp phần tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia, tăng tính thanh khoản của quốc gia. Tất nhiên vẫn còn những mặt hạn chế, bất cập, như tình trạng lúc thừa, lúc thiếu ngoại tệ ở các ngân hàng; lãi suất USD, tình trạng đơ la hóa... cịn diễn biến phức tạp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)