Khuyến nghị về chính sách cân bằng kinh tế vĩ mô theo đồ thị Swan Diagram.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 88 - 92)

- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên

2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà

3.3.6.1 Khuyến nghị về chính sách cân bằng kinh tế vĩ mô theo đồ thị Swan Diagram.

Diagram.

Theo chương 2, kinh tế Việt Nam 2010 đang phải đối diện với những vấn đề nổi bật là tình trạng lạm phát diễn biến phức tạp và thâm hụt tài khoản vãng lai. Trước tình hình này, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô như sau:

Thứ nhất, đối với cân bằng nội địa, theo đề tài chính phủ nên thực hiện các

giải pháp sau để kiềm chế lạm phát.

- Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân, nhưng lạm phát ln có ngun nhân tiền tệ.

- Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.

- Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.

- Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ.

- Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ

quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà sốt tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thơng.

- Tăng cường cơng tác quản lý thị trường, kiểm sốt việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng bn lậu qua biên giới, đặc biệt là bn lậu xăng dầu, khống sản.

- Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.

Thứ hai, đối với cân bằng ngoại, theo đề tài giảm thâm hụt tài khoản vãng lai

chỉ cịn có cách là giảm thâm hụt thương mại, tức là tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hoặc là tìm kiếm các nguồn để tài trợ cho hoạt động nhập khẩu.

Do đó, để cải thiện cán cân vãng lai về dài hạn cũng đồng nghĩa với việc cải thiện cán cân thương mại. Để giảm nhập siêu, đề tài đưa ra một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống trước

đây mà cần phải thay đổi quan điểm xuất khẩu, cụ thể là:

Hướng vào các hàng hóa đem lại giá trị gia tăng cao như phần mềm, linh kiện điện, điện tử... hướng vào các dịch vụ phi hàng hóa như du lịch, xuất khẩu lao động... Đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là các thị trường tiềm năng như châu Phi, Trung Đông để giảm bớt sự phụ thuộc vào một vài nền kinh tế và cũng qua đó chia sẻ được rủi ro. Để đa dạng hóa thị trường cần lập các kênh thông tin thương mại, củng cố vai trò của các đại diện thương mại ở nước ngồi, đẩy mạnh cơng tác xúc tiến thương mại, tham gia, tổ chức hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm đối tác, hỗ trợ và thúc đẩy các công ty Việt Nam tham gia vào các hội chợ quốc tế chuyên ngành.

Thứ hai, thay đổi quan điểm về phát triển ngành, từ đó thay đổi cơ cấu nhập

khẩu cho phù hợp.

Cơ cấu ngành cần cân nhắc các nhân tố: (i) Đánh giá một cách nghiêm túc vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện tại để có một chiến lược lựa chọn dự án phù hợp trong tương lai nhằm giảm việc sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu cũng như giảm áp lực lên cầu nhập khẩu; (ii) Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cho cả ngành sản xuất sản phẩm thay thế nhập khẩu lẫn ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu để giảm áp lực nhập khẩu yếu tố đầu vào; (iii) Xem xét lại chiến lược phát triển các ngành công nghiệp non trẻ không đem lại hiệu quả cao như mía đường, giấy, sắt thép để giảm tình trạng sử dụng lãng phí và thất thoát các nguồn lực; (iv) Không nên quá chú trọng đến việc sản xuất toàn bộ sản phẩm hồn chỉnh mà có thể xác định một cơng đoạn trong chuỗi giá trị tồn cầu mà Việt Nam có lợi thế so sánh để đầu tư nhằm đạt đến giá trị gia tăng cao hơn; (v) Lựa chọn các ngành đem lại giá trị gia tăng cao như các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp sáng tạo.

Cuối cùng và cần thiết nhất là tập trung khai thác thị trường nội địa. Cơ cấu nhập khẩu yếu tố đầu vào và hàng tiêu dùng cao đã cho thấy sự phát triển của thị trường nội địa chưa được chú trọng. Để phát triển thị trường nội địa, điều trước tiên phải làm là thay đổi nhận thức của chính phủ, của doanh nghiệp, của người tiêu dùng về tầm quan trọng của thị trường nội địa. Cách hiệu quả nhất là tác động vào lợi ích kinh tế. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã quá chú trọng đến xuất khẩu (trong khi GDP theo phương pháp chi tiêu chủ yếu được tạo thành từ tiêu dùng của cá nhân và đầu tư của doanh nghiệp) dẫn đến Việt Nam đã chịu tác động rất mạnh từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do vậy, khai thác thị trường nội địa kết hợp với thị trường xuất khẩu sẽ giảm những biến động từ tác động bên ngoài.

Doanh nghiệp cần nhận thấy, bán hàng cho thị trường nội địa có lợi như bán hàng cho thị trường nước ngoài. Để thấy được điều này, chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ phát triển thị trường trong nước tương đương với thị trường xuất khẩu. Những chính sách chính phủ đưa ra có tác động lan tỏa nhanh nhất có thể kể:

(i) Phát triển cơ sở hạ tầng, việc này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí vận chuyển, đồng thời giúp người tiêu dùng tiếp cận với hàng hóa dễ hơn; (ii) Định hướng phát triển cho thị trường nội địa; (iii) Tạo một cơ chế cung cấp thông tin và minh bạch thông tin tương tự như đã làm với xúc tiến thương mại ra thị trường nước ngoài; (iv) Xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi người sản xuất lẫn người tiêu dùng: chế tài thật nặng những doanh nghiệp làm hàng nhái, hàng giả những thương hiệu Việt đã đứng vững trong lòng người tiêu dùng.

Để người tiêu dùng nhận thấy lợi ích của việc tiêu dùng hàng nội không thể thông qua hô hào, vận động mà phải đi từ những lợi ích kinh tế thực sự mà người tiêu dùng nhận được khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong nước phải đi từ chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Ngồi ra, phát triển thị trường nội địa, khơng nên chỉ giới hạn với người tiêu dùng mà nên mở rộng việc sử dụng yếu tố đầu vào từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Tóm lại, Việt Nam nên kìm chế nhập siêu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu, thay đổi cơ cấu nhập khẩu, đồng thời với thúc đẩy phát triển cả thị trường hàng hóa lẫn thị trường yếu tố đầu vào nội địa thông qua mở rộng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ.

Bên cạnh đó, trong các nhân tố vĩ mơ tác động đến tài khoản vãng lai cần tập trung vào nhân tố tỷ giá thực. Đây là nhân tố quan trọng trong việc quy định trạng thái cân bằng nội và cân bằng ngoại của nền kinh tế.

3.3.6.2 Khuyến nghị phá giá nhỏ với biên độ giao động từ +/-3% đến +/-6%.

Phá giá nhỏ tức là tỷ giá biến động linh hoạt hơn trong mức độ vừa phải. Theo tính tốn của đề tài trong chương 2 thì năm 2010, VND đang bị định giá cao hơn giá trị thực khoảng 6% và dự báo trong năm 2011, VND tiếp tục bị định giá cao hơn mức năm 2010. Do đó, chính phủ nên điều chỉnh mức tỷ giá sao cho phù hợp với cung cầu ngoại tệ, đảm bảo niềm tin cho người dân và nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời điều chỉnh tỷ giá phải đi kèm với việc kiểm soát lạm phát, nếu khơng sẽ sa vào vịng xốy điều chỉnh tỷ giá – lạm phát – điều chỉnh tỷ giá, khơng những khơng có tác dụng mà cịn có hại cho nền kinh tế.

Theo đề tài, trong năm 2011 phá giá nhỏ là phương pháp tối ưu nhất đối với VN để tài trợ cho xuất khẩu cũng như giải quyết những vấn đề mất cân đối cung - cầu ngoại tệ và các vấn đề kinh tế vĩ mô khác. Biên độ tỷ giá năm 2011 nên là từ +/- 3% đến +/-6% và thực hiện các giải pháp nới lỏng biên độ trong các giai đoạn tương thích, khơng nên nới lỏng q nhanh trong thời gian ngắn mà nên linh hoạt trong việc nới lỏng biên độ.

Việc nới rộng biên độ tỷ giá tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại chủ động hoạt động của mình. Khi các NHTM có sự chủ động cao hơn, họ sẽ linh hoạt và mạnh dạn hơn trong các quyết định kinh doanh để đương đầu tốt hơn với sự biến động tỷ giá, từ đó thị trường sẽ khơng cịn các trạng thái q (cực nóng hoặc cực lạnh) vì các ngân hàng khơng cịn thụ động chờ đợi, thăm dò phản ứng của NHNN và của thị trường trước các biến động tức thời mang tính thời cuộc. Bên cạnh đó, khi các ngân hàng đáp ứng được phần lớn nguồn ngoại tệ cho nhà nhập khẩu, dung nạp hết nguồn cung USD từ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài với tỷ giá cân bằng ngay cả trong trường hợp thị trường có sự biến động bất thường trái chiều thì thị trường tự do sẽ bị thu hẹp dần nếu có sự phối hợp đồng bộ từ những chính sách khác để uy tín của VND được cải thiện, ổn định và nâng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)