Phân tích mối quan hệ giữa REER và cán cân xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 47 - 55)

- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên

2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà

2.3.4 Phân tích mối quan hệ giữa REER và cán cân xuất nhập khẩu.

Bảng 2.5: REER và CCXNK của VN trong thời gian từ 1999-2010(Dvt: triệu usd).

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 REER 1.00 0.98 0.98 1.05 1.12 1.09 CCXNK 972 375 481 (1,054) (2,581) (2,287) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 REER 1.00 1.03 1.01 0.89 0.90 0.94 CCXNK (2,439) (2,776) (10,438) (12,782) (8,306) (12,465) Nguồn: Tác giả tự tính

Chỉ số REER vào các năm từ 2002 đến 2007 đều lớn hơn 1, nhưng thực tế sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam vẫn không được cải thiện. Cụ thể, CCXNK trong thời kỳ này luôn thâm hụt và mức độ thâm hụt lại có xu hướng ngày càng tăng. Vậy nguyên nhân thâm hụt của CCXNK trong thời gian vừa qua là gì?

Bảng 2.6: Mức độ mở cửa thương mại của Việt Nam (XNK/GDP) (%)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Độ mở ngoại

thương 112,5 111,5 118,8 127,0 139,0 142,9 151,8 169,6 172,9 182,7

Nguồn: ADB (2009), Key indicators for Asia and the Pacific 2009

Thâm hụt thương mại lớn là do trong những năm gần đây Việt Nam thực hiện các lộ trình mở cửa thị trường theo các hiệp định với Mỹ, ASEAN và đặc biệt là với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam đã xuất khẩu, nhập khẩu nhiều hơn so với trước với độ mở ngoại thương của nền kinh tế càng ngày càng lớn.

Thâm hụt cán cân thương mại đã trở thành một hiện tượng thường nhật trong cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam trong nhiều năm gần đây. Thực trạng này bắt nguồn sâu xa từ chính sự mất cân đối trong cơ cấu xuất nhập khẩu.

-Cơ cấu xuất khẩu

Bảng 2.7: Tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu

giai đoạn 2005- T9/2010 Danh mục XK 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thủy sản 8.42% 8.57% 7.66% 7.35% 7.08% 7.38% Gạo 1.58% 1.23% 0.47% 3.67% 2.93% 4.26% Dầu thô 21.01% 16.97% 18.83% 11.22% 7.79% 6.07% Cao su 3.60% 2.83% 3.64% 2.45% 3.60% 3.98% Gỗ và sản phẩm gỗ 5.05% 5.29% 4.89% 5.10% 5.78% 4.59% Dệt, may 16.16% 13.43% 15.96% 16.73% 16.13% 17.21% Giày dép 10.77% 10.00% 8.30% 9.18% 8.63% 6.23% Điện tử, máy tính 4.71% 5.43% 4.89% 4.49% 4.76% 5.08% (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhìn vào cơ cấu xuất khẩu, danh mục hàng xuất khẩu cịn chậm đa dạng hóa, tỷ trọng kim ngạch 8 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, tuy giảm từ 71,3% năm 2008 xuống 54,8% trong 9 tháng đầu năm 2010, nhưng phần lớn là do xuất khẩu dầu thơ giảm mạnh. Cùng lúc đó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may và giày dép vẫn phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên giá trị gia tăng thấp.

Bảng 2.8: Tỷ trọng một số mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu giai đoạn 2005- T9/2010. Danh mục NK 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Xăng dầu 12.58% 11.30% 13.22% 8.33% 7.37% 6.35% Chất dẻo 3.52% 4.38% 4.17% 3.19% 3.71% 4.84% Vải 6.97% 7.00% 5.87% 6.11% 5.41% 6.01% Nguyên PL dệt, may, giày dép 6.67% 4.50% 3.33% 3.33% 2.58% 3.08% Sắt thép 7.30% 6.93% 8.40% 9.07% 6.82% 6.88% Điện tử, máy tính và linh kiện 4.85% 5.25% 4.76% 5.93% 5.96% 6.57% Ơ tơ 2.73% 2.00% 3.22% 2.35% 5.54% 3.50% Máy móc, thiết bị, DC, PT khác 15.15% 16.25% 15.87% 22.22% 19.62% 15.38%

Hóa chất 2.27% 2.25% 2.38% 2.04% 2.08% 2.59% Sản phẩm hoá chất 2.42% 2.25% 1.98% 2.13% 2.46% 2.52%

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Tỷ trọng 10 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn không thay đổi nhiều từ năm 2005 (64,5%) đến nay (58%). Nhóm hàng tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cơ cấu này cho thấy nhập khẩu của ta chủ yếu là để phục vụ sản xuất nên những biện pháp kiềm chế nhập khẩu hiện nay tập trung vào các nhóm hàng hóa tiêu dùng đặc biệt như ô tô, xa xỉ phẩm... sẽ chỉ có thể có những tác động nhỏ đến tình trạng nhập siêu hiện nay. Hơn thế nữa, tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu của nước ta ở mức cao (theo một số tính tốn là khoảng 70%) dẫn tới thực tế là muốn tăng xuất khẩu thì nhất thiết phải tăng nhập khẩu, làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu.

- Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu.

Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, mà đối với một nền kinh tế đang phát triển, có một số hàng hóa mà các nền kinh tế này khơng thể sản xuất được hay có sản xuất được đi nữa thì chất lượng khơng tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, người tiêu dùng cũng khơng chắc sẽ lựa chọn hàng trong nước.

- Năng lực sản xuất hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đa phần các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là sản xuất nhỏ lẻ và có năng suất thấp. Chất lượng hàng hóa, kể cả những mặt hàng chiến lược là gạo, cà phê, hạt

tiêu, thủy, hải sản chế biến là những mặt hàng Việt Nam chiếm vị trí nhất nhì trên thế giới thì chất lượng sản phẩm của chúng ta còn kém so với các nước có cùng mặt hàng trong châu lục vì thế tỷ lệ hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ và châu Âu cịn nhỏ. Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩu lớn còn rất manh mún và chưa đủ sức để thúc đẩy sản xuất đại trà.

Chỉ số REER giai đoạn 2008-2010, cho thấy việc định giá cao đồng tiền (2008: 11%; 2009: 10%; 2010: 6%) đã làm cho mức độ thâm hụt CCTM của Việt Nam càng trở nên trầm trọng. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam còn khá nhiều bất cập, cụ thể như sau:

Bảng 2.9: Xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 -2009 phân theo thị trường (đvt: %).

Thị trường 2008 2009 EU 18.6% 17.20% ASEAN 17.5% 15.70% Mỹ 20.4% 20.80% Nhật Bản 14.6% 11.50% Trung Quốc 7.8% 9.00% Tổng cộng 78.90% 74.20% Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về xuất khẩu, Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào một nhóm nhỏ các quốc gia, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào 5 thị trường lớn đã lên đến 78,9%, riêng Mỹ chiếm đến 20,8%. Việc tập trung vào một số thị trường dễ làm cho Việt Nam chịu tác động mạnh từ những biến động từ các thị trường này. Chúng ta cũng đã thấy xuất khẩu Việt Nam lao đao như thế nào khi các thị trường kể trên thu hẹp nhập khẩu trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009.

Ngồi ra, những mặt hàng cơng nghiệp đem lại kim ngạch xuất khẩu cao như dệt may, da giày thì tỷ lệ nhập khẩu yếu tố đầu vào rất cao. Điều này dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng nguồn thu ngoại tệ khơng tăng tương xứng do phải trả chi phí cho yếu tố xuất nhập khẩu. Như vậy, tính chung chêch lệch kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của ngành này cũng không giúp cải thiện nhiều cho thâm hụt thương mại.

Công nghiệp phụ trợ ngành dệt may chưa phát triển, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong nhiều năm. Đến năm 2007, ngành vẫn phải nhập khẩu tới 90% bông, gần 100% các loại xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm, máy móc, thiết bị và phụ tùng, 70% vải và 50 đến 70% các loại phụ liệu cho may xuất khẩu. Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành dệt may; giá trị gia tăng (VA) thấp, tỷ suất giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất cơng nghiệp (VA/GO) có xu hướng giảm, tỷ suất lợi nhuận có được từ khoảng 5% đến 10%, chủ yếu tập trung vào khâu gia công.

Số liệu thống kê hải quan mới nhất cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2010 tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày là 3,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, riêng vải các loại nhập khẩu đã là 2 tỷ USD, tăng 23,5%. Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may than phiền là càng xuất nhiều thì nguy cơ thua lỗ càng lớn cũng là ở nguyên nhân thiếu sự chủ động với nguyên liệu đầu vào. Phần lớn các phụ kiện của công nghiệp dệt may sản xuất trong nước chưa đáp ứng được đòi hỏi về mẫu mã, chất lượng cần thiết của sản phẩm xuất khẩu. Giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm xuất khẩu dệt may của Việt Nam còn rất thấp. Việt Nam trong thời gian vừa qua đã phải đối mặt với tình trạng rất vất vả để đàm phán mở rộng thị trường nhưng khi đó phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước thứ ba để sản xuất. Cơng nghiệp thiết kế mẫu mã vẫn cịn lạc hậu, chủ yếu là gia công và làm thuê theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Thêm vào đó, chất lượng sản phẩm xuất khẩu chưa cao, khơng đồng nhất, giá cả cao so với chất lượng; (ii) chính sách kinh doanh, năng lực xúc tiến bán hàng cịn yếu, tiến độ giao hàng khơng đảm bảo; (iii) phương thức bán hàng kém linh hoạt. Những vấn đề này nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ là trở ngại rất lớn đối với xuất khẩu Việt Nam.

Bảng 2.10: Đóng góp của DN có vốn đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực. (Đơn vị: %) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ trọng GDP (%) 7.3 8.2 9.2 10.4 10.8 10.8 10.9 11.2 11.6 12.1 12.8 13.3 13.5 14.0 Tỷ trọng xuất khẩu 29.7 35.0 34.3 40.6 47.0 45.2 47.1 50.4 54.7 57.2 57.9 57.2 55.1 54.4 Tỷ trọng nhập khẩu 18.3 27.6 23.2 28.8 27.8 30.7 33.9 34.9 34.7 37.1 36.7 34.6 34.6 33.8 Tỷ trọng thu ngân sách 5.2 5.8 6.5 7.9 8.3 9.2 9.9 10.5 11.3

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Về nhập khẩu, Việt Nam cũng đối mặt với một số vấn đề khiến cho việc giảm kim ngạch nhập khẩu chưa chắc đã có thể giảm thâm hụt cán cân thương mại.

Như trên đã đề cập, Việt Nam chủ yếu nhập tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong nhập khẩu. Nếu như giảm nhập khẩu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất trong nước. Một trong những nhuyên nhân gây ra tình trạng này là cơ cấu công nghiệp Việt Nam cịn mất cân đối và thiếu tính bền vững, đặc biệt là sự yếu kém của các ngành công nghiệp phụ trợ.

Nếu phân tích sâu hơn vào kim ngạch nhập khẩu tư liệu sản xuất có thể thấy đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi chưa tương xứng với những ưu đãi dành cho khu vực này. Các doanh nghiệp FDI tạo ra kim ngạch xuất khẩu cao nhưng cũng gây ra kim ngạch nhập khẩu rất lớn. Đóng góp của FDI vào GDP và vào ngân sách chỉ trên dưới 10% nhưng tỷ lệ nhập khẩu ngày càng tăng và chiếm tới 34,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đây cũng là con số gợi lên nhiều suy nghĩ.

Sở dĩ có tình trạng trên là do Việt Nam chưa chọn lọc dòng vốn đầu tư vào mà chỉ mới dừng lại ở chỗ thu hút đầu tư vào càng nhiều càng tốt. Hậu quả là, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tập trung khá nhiều vào kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế tạo.

Bảng 2.11: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo ngành. Ngành Tỷ trọng các dự án cịn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009 Tỷ trọng các dự án còn hiệu lực 8 tháng đầu năm

2010

Công nghiệp chế biến,chế tạo 50.2% 31.6%

Kinh doanh bất động sản 22.7% 20.7%

Dvụ lưu trú và ăn uống 8.4% 1.6%

Xây dựng 5.1% 9.5%

Thông tin và truyền thông 2.6% 0.3%

SX,pp điện,khí,nước,đ.hịa 1.3% 25.4%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ngành kinh doanh bất động sản phát triển kéo theo cầu nhập khẩu về vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến và chế tạo phát triển kéo theo yếu tố đầu vào nhập khẩu do tỷ lệ nội địa hóa khơng cao. Những yếu tố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tăng kim ngạch nhập khẩu.

Thị trường nội địa chưa đủ lớn để kích thích chế tạo linh kiện tại chỗ (theo tính tốn của các chun gia, ít ra mức cầu ơ tơ phải vượt q 100.000 xe/năm thì mới đủ sức hấp dẫn để lôi cuốn các nhà đầu tư hướng mạnh vào lĩnh vực chế tạo linh kiện, phụ tùng tại chỗ). Do vậy, các doanh nghiệp phải nhập khẩu linh kiện, động cơ được nhập khẩu nguyên chiếc CBU (Complete Build Up), phần vỏ xe thì nhập dạng CKD (Complete Knock Down), tỷ lệ linh kiện chế tạo nội địa tính chung chưa đến 10%, đều là những bộ phận đơn giản như săm, lốp, dây điện, kính, nệm, ghế…, doanh nghiệp nào nội địa hóa nhiều thì cũng chưa tới 20%, nên giá thành sản phẩm cao, khó tiêu thụ, mức tăng trưởng của thị trường ô tô chậm chạp. Nói một cách chính xác thì Việt Nam mới chỉ có cơng nghiệp “lắp ráp” ơ tơ. Hay nói khác đi, ngành cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam cịn rất non trẻ.

Tóm lại, thâm hụt thương mại lớn là do Việt Nam thực hiện lộ trình mở cửa thị trường theo các hiệp định với Mỹ, ASEAN và đặc biệt là với Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh đó, sự mất cân đối trong cơ cấu xuất nhập khẩu cũng góp phần làm cho tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ngày càng trở nên trầm

trọng. Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại triền miên là nhân tố làm xói mịn sức cạnh tranh thương mại của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Quốc Tế.

Biểu đồ 2.3: So sánh NEER-REER của Việt Nam từ 1999-2010.

Nguồn: Tác giả tự tính.

Căn cứ vào biểu đồ trên, đồng VN đang được định giá cao hơn giá trị thực của nó (cụ thể, 2009: 10%; 2010: 6%). Điều này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa và ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Do đó, địi hỏi các nhà hoạch định chính sách tỷ giá phải có chính sách phá giá VND tương ứng với mức giảm của tỷ giá REER, chẳng hạn nếu ta muốn phá giá đồng Việt Nam so với USD thì cần phải tính ra tỷ giá kỳ vọng dựa trên cơng thức:

Tỷ giá kỳ vọng = (% thay đổi tỷ giá REER) x (tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t) + (tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t).

Khi tỷ giá thực hiệu lực tăng thì cần phải điều chỉnh tăng giá VND lên cũng với cơ sở như vậy. Với thực tế biến động USD/VND thời gian qua đã tạo ra hiện tượng sốt dollar trên thị trường hiện nay, người dân và nhà đầu tư hồn tồn có lý do để cho rằng giá trị thực của dollar Mỹ còn cao hơn rất nhiều so với thời điểm hiện tại khi các số liệu thống kê cho thấy tỷ giá cứ tăng ổn định theo bậc thang.

Trên cơ sở định lượng khoa học, ta tiến hành tính tỷ giá kỳ vọng của đồng VN so với USD ở từng thời điểm, ta có bảng:

Bảng 2.12: Tỷ giá danh nghĩa, REER, tỷ giá kỳ vọng 1999-2010 Năm TGDN REER TG Kỳ vọng 1999 14,028.00 1.00 14,028.00 2000 14,514.00 0.98 14,829.86 2001 15,084.00 0.98 15,357.72 2002 15,403.00 1.05 16,157.58 2003 15,646.00 1.12 17,447.66 2004 15,777.00 1.09 17,272.02 2005 15,916.00 1.00 15,979.38 2006 16,054.00 1.03 16,507.98 2007 16,114.00 1.01 16,346.04 2008 16,977.00 0.89 18,870.42 2009 17,941.00 0.90 19,781.98 2010 18,413.00 0.94 19,518.78 Nguồn: Tác giả tự tính.

Do thị trường kỳ vọng tỷ giá cao hơn nữa trong khi NHNN giữ tỷ giá thấp hơn mức kỳ vọng của thị trường nên tỷ giá danh nghĩa USD/VND có xu hướng tăng lên nữa, nhiều doanh nghiệp cố “găm” ngoại tệ, không muốn bán cho NH và điều này còn tiếp diễn nữa cho đến khi nào tỷ giá được điều chỉnh sát với kỳ vọng của thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)