Tính REER bằng Microsoft Excel.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 45 - 47)

- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên

2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà

2.3.2 Tính REER bằng Microsoft Excel.

Bước 1: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa (tính Ei).

Điều chỉnh các tỷ giá về kỳ cơ sở, bằng cách lấy tỷ giá ở thời điểm t chia cho tỷ giá ở thời điểm gốc.

Bước 2: Tính quyền số thương mại.

Lấy kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với nước I tại thời điểm t chia cho tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với các nước trong “rổ tiền”, tại thời điểm t.

Bước 3: Điều chỉnh chỉ số giá tiêu dùng CPI về năm cơ sở.

Chọn kỳ gốc (kỳ cơ sở) là 1999 (1999=1), công việc điều chỉnh chỉ số giá tiêu dùng CPI của các năm còn lại ở thời điểm t về kỳ cơ sở được thực hiện bằng cách lấy chỉ số giá CPI ở thời điểm t đó chia cho CPI kỳ cơ sở.

Bước 4: Tính tốn tỷ giá thực đa phương của VND

* * i i t t VN i t CPI REER W E CPI  * 1 0 0 % i t i i b a s e e E ei base

i t

e : Tỷ giá VND và đồng tiền nước i năm t (1 ngoại tệ = bao nhiêu đồng VN) * : Phép tính nhân.

i t

CPI : chỉ số giá cả của đối tác thương mại i năm t.

VNt t

CPI : chỉ số giá của VN năm t.

i t

W : tỷ trọng thương mại của đối tác thương mại i năm t.

2.3.3 Phân tích số liệu đã tính được.

Bảng 2.4: Tỷ giá thực hiệu lực đa phương (REER) của VN từ năm 1999-2010.

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 USA 0.05 0.06 0.08 0.14 0.19 0.17 0.15 0.15 0.15 0.14 0.14 0.15 Germany 0.06 0.05 0.05 0.06 0.07 0.06 0.04 0.05 0.05 0.04 0.05 0.05 France 0.04 0.03 0.04 0.04 0.04 0.04 0.03 0.03 0.04 0.02 0.02 0.02 Korea 0.12 0.10 0.11 0.13 0.11 0.12 0.11 0.10 0.10 0.08 0.09 0.10 Singapore 0.18 0.17 0.17 0.15 0.13 0.13 0.13 0.13 0.12 0.12 0.07 0.07 Thailand 0.06 0.05 0.05 0.05 0.05 0.06 0.06 0.07 0.07 0.07 0.06 0.07 Malaysia 0.04 0.04 0.04 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.05 0.04 0.05 Japan 0.22 0.22 0.19 0.18 0.18 0.16 0.13 0.12 0.11 0.07 0.12 0.12 China 0.09 0.14 0.15 0.15 0.16 0.17 0.17 0.16 0.18 0.18 0.20 0.22 Australia 0.07 0.07 0.06 0.07 0.08 0.08 0.08 0.11 0.09 0.06 0.05 0.05 Philippine 0.03 0.02 0.02 0.02 0.01 0.01 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.03 Indonesia 0.05 0.02 0.02 0.03 0.04 0.03 0.03 0.04 0.04 0.03 0.03 0.03 REER 1.00 0.98 0.98 1.05 1.12 1.09 1.00 1.03 1.01 0.89 0.90 0.94 Nguồn: Tác giả tự tính.

Qua chỉ số REER tính được ở các năm, ta thấy REER có xu hướng tăng từ năm 2000-2003, tức đồng VN được định giá thấp, có lợi cho xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam, đây cũng chính là thơng điệp của Chính phủ về điều hành tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, vì xuất khẩu của VN chiếm hơn 70% GDP.

Từ năm 2003-2005, tỷ giá có xu hướng giảm và tiến về ngang gía sức mua ở năm 2005 (REER = 1). Năm 2006, tỷ giá tiếp tục tăng nhưng lại giảm vào năm 2007 và xu hướng giảm này tiếp tục kéo dài đến năm 2010. Cụ thể năm 2008, REER giảm xuống 0.89, tức đồng VN đang được định giá cao giá trị thực của nó là 11%. Việc VND lên giá thực đã làm xói mịn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam, thể hiện cán cân thương mại trong giai đoạn này thâm hụt rất lớn. Ngoài ra, lạm phát cao trong năm này (19.89%) cũng là nguyên nhân làm cho VND lên giá thực.

Năm 2009-2010, REER của VN đã giảm xuống tương ứng cịn 0.90 và 0.94. Điều này có nghĩa là tỷ giá đã lệch khỏi vị trí được xem là khá tốt và theo hướng cường giá tiền tệ, tức VND được định giá cao 10% trong năm 2009 và 6% trong năm 2010 so với giá trị thực.

Như vậy, khi tỷ giá REER giảm chứng tỏ giá hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt hơn và giá hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn một cách tương đối, điều này sẽ góp phần làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nói cách khác, nếu khơng điều chỉnh chính thức một cách hợp lý sẽ khơng có lợi cho cán cân thương mại của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)