Thực trạng ảnh hưởng của CSTG đến sức cạnh tranh TMQT ở VN Bảng 2.18: So sánh TGDN, REER và CPI của VN giai đoạn 1999-2010.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 70 - 71)

- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên

2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà

2.6.1 Thực trạng ảnh hưởng của CSTG đến sức cạnh tranh TMQT ở VN Bảng 2.18: So sánh TGDN, REER và CPI của VN giai đoạn 1999-2010.

Bảng 2.18: So sánh TGDN, REER và CPI của VN giai đoạn 1999-2010.

Năm TGDN REER CPI-VN Nhập Khẩu Xuất Khẩu CC XNK

1999 14,028.00 1.00 100.00 (10,568.00) 11,540.00 972.00 2000 14,514.00 0.98 98.29 (14,073.00) 14,448.00 375.00 2001 15,084.00 0.98 97.87 (14,546.00) 15,027.00 481.00 2002 15,403.00 1.05 101.61 (17,760.00) 16,706.00 (1,054.00) 2003 15,646.00 1.12 104.89 (22,730.00) 20,149.00 (2,581.00) 2004 15,777.00 1.09 113.02 (28,772.00) 26,485.00 (2,287.00) 2005 15,916.00 1.00 122.38 (34,886.20) 32,447.00 (2,439.20) 2006 16,054.00 1.03 131.42 (42,601.60) 39,826.00 (2,775.60) 2007 16,114.00 1.01 142.34 (58,999.10) 48,561.00 (10,438.10) 2008 16,977.00 0.89 175.24 (75,467.00) 62,685.00 (12,782.00) 2009 17,941.00 0.90 187.60 (65,402.30) 57,096.00 (8,306.30) 2010 18,413.00 0.94 209.18 (84,094.00) 71,629.00 (12,465.00)

Nguồn: Tác giả tự tính.

Lý thuyết ngoại thương chỉ ra rằng, khi VND giảm giá (REER>1) sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hoá VN được cải thiện, xuất khẩu có lợi thế hơn nhập khẩu nên CCTM sẽ được cải thiện. Ngược lại, khi VND tăng giá thực (REER<1) sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa VN sẽ bị hạn chế, nhập khẩu sẽ có lợi thế hơn xuất khẩu vì vậy CCTM sẽ nghiêng về nhập siêu.

Xét trong thực tế, thâm hụt thương mại của VN đã bắt đầu từ năm 2002 và tiếp tục kéo dài tới năm 2010. Nếu trong năm 2002 thâm hụt thương mại vào khoảng 1,054 tỷ USD thì đến năm 2010 mức độ thâm hụt lên đến 12,465 tỷ USD, gấp 11.83 lần. Nếu so sánh giá trị thâm hụt thương mại với giá trị GDP qua các năm thì từ năm 2002 tỷ lệ thâm hụt thương mại so với GDP ngày càng tăng và trở nên đáng báo động trong những năm gần đây, khi tỷ lệ này vượt trên 10%GDP.

Trong khi đó, việc duy trì tỷ giá danh nghĩa tương đối ổn định trong điều kiện lạm phát cao đã góp phần làm cho VND bị định giá cao hơn so với giá trị thực của nó. Khi nội tệ bị định giá cao sẽ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Điều này làm cho sức cạnh tranh thương mại quốc tế của VN bị xói mịn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)