Định hướng điều hành chính sách tỷ giá hối đối ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 77 - 79)

- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên

2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà

3.2 Định hướng điều hành chính sách tỷ giá hối đối ở Việt Nam.

Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, Việt Nam đã lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Chúng ta đã từ bỏ cơ chế tỷ giá neo mềm, theo đó, tỷ giá thị trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước (NHNN) công bố và một biên độ được ấn định sẵn. Việc thay thế tỷ giá chính thức bằng tỷ giá bình qn liên ngân hàng cho thấy, lần đầu tiên tỷ giá do NHNN công bố phản ánh mức tỷ giá do thị trường quyết định. NHNN tham gia vào thị trường liên ngân hàng bằng hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường này. Hành động đó thực chất là được soi đường bởi một “tỷ giá mục tiêu”, giống như sự di chuyển của các đoàn quân, dù ở hướng này hay hướng khác thì đều hướng về mục tiêu của trận đánh.

Tỷ giá mục tiêu là mức tỷ giá phản ánh chính xác các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc gia, là mức tỷ giá mà tại đó các nguồn lực tài chính được phân bổ một cách hiệu quả nhất. Đó là tỷ giá cơ sở cộng với biên độ tăng thêm hay giảm bớt để các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối xác định tỷ giá giao dịch mua bán với khách hàng, niêm yết hằng ngày. Mức tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng cũng khơng cố định, mà có sự linh hoạt điều chỉnh tăng thêm hay giảm bớt so với mức tỷ giá cơng bố trước đó. Mức tăng hay giảm được diễn ra một cách hợp lý theo tình hình thị trường ngoại hối, có sự xem xét cân nhắc lợi hại của cơ quan quản lý điều tiết là NHNN.

Trong thời điểm hiện tại, thả nổi hồn tồn khơng phải là một lựa chọn tốt của Việt Nam vì độ mở cửa nền kinh tế VN rất cao trong khi hệ thống tài chính lại chưa hoàn chỉnh. Những biến động quá mức và quá nhanh của tỷ giá, đặc biệt là việc “nhập khẩu” lạm phát và các biến động tiêu cực của thị trường thế giới có thể làm gián đoạn các hoạt động kinh tế trong nước, gây thiệt hại lớn cho khu vực thương mại và gián tiếp cho khu vực phi thương mại thông qua những liên kết giữa các khu vực này. Những biến động này sẽ làm ảnh hưởng đến sự ổn định của cán cân thanh toán, sự ổn định về tài chính cũng như tăng trưởng của nền kinh tế. Việt Nam hiện nay đã thỏa mãn được nhiều điều kiện khiến cho việc áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý mang lại nhiều lợi ích hơn so với cơ chế tỷ giá cố định.

Thứ nhất, giá cả của hầu hết các mặt hàng cũng như lương bổng của khu vực doanh nghiệp của VN được quyết định theo cơ chế thị trường. Việc thả nổi tỷ giá sẽ giúp sự biến động của giá cả của các mặt hàng trong nước cân bằng với sự biến động của giá cả các mặt hàng trên thế giới, qua đó giúp nền kinh tế phân bổ tối ưu hơn.

Thứ hai, độ mở cửa kinh tế của VN lớn, nhưng lại không bị lệ thuộc mạnh vào đối tác cụ thể nào, nên việc thả nổi tỷ giá sẽ không những không khiến VN bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ thị trường tiền tệ bên ngồi, mà cịn giúp VN ngăn chặn tốt các cú sốc từ thị trường hàng hóa quốc tế.

Điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thanh toán quốc tế, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, phù hợp với tín hiệu thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, không phá giá đồng Việt Nam so với đôla Mỹ. Không chủ trương phá giá đồng Việt Nam so với đôla Mỹ, cũng tức là so với các loại ngoại tệ giao dịch khác. Không phá giá tức là khơng có sự điều chỉnh giảm giá đồng Việt Nam một cách đột biến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)