Phân tích thực trạng cạnh tranh thương mại quốc tế của VN qua biểu đồ Swan Diagram.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 58 - 60)

- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên

2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà

2.5 Phân tích thực trạng cạnh tranh thương mại quốc tế của VN qua biểu đồ Swan Diagram.

Các khái niệm cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài đã được Trevor Swan (1955) mô tả bằng đồ thị và được biết đến là “Swan Diagram”. Do không đề cập đến luồng chu chuyển vốn quốc tế nên mơ hình Swan Diagram coi điều kiện bên ngồi chính là trạng thái cân bằng cán cân vãng lai.

Đạt được đồng thời cân bằng bên trong (cân bằng nội) và cân bằng bên ngoài (cân bằng ngoại) là một mục tiêu trọng tâm của các chính sách kinh tế vĩ mơ. Cả cân bằng nội và cân bằng ngoại đều dựa vào hai biến số nền tảng là mức cầu nội địa và tỷ giá thực hiệu lực (REER). Đến lượt mình, cả hai biến số này phản ảnh các điều kiện và chính sách kinh tế vĩ mơ.

Thâm hụt cán cân vãng lai xảy ra khi REER bị định giá cao và/hoặc có mức cầu nội địa thực cao quá mức. Biểu đồ Swan Diagram là một trong những công cụ có thể sử dụng để phân tích trạng thái của nền kinh tế, điểm đạt được trạng thái cân bằng nội và cân bằng ngoại, cũng như các vùng mất cân bằng khác nhau. Nền kinh tế Việt Nam được phân tích theo đồ thị Swan như sau:

Biểu đồ 2.4: Trạng thái kinh tế Việt Nam-2010 theo biểu đồ Swan.

Theo đồ thị, tại trạng thái cân bằng nội và cân bằng ngoại thì REER = 100. Trục tung của đồ thị biểu diễn tỷ giá. Trục hoành biểu diễn chi tiêu trong nước, bao gồm: tiêu dùng (C), đầu tư (I) và chi tiêu của chính phủ (G).

Theo cách tính REER của đề tài thì REER của Việt Nam năm 2010 giảm xuống còn 94.00%, tức là đang bị định giá cao hơn 6.00%. Thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài từ năm 2004 đến năm 2010 đưa nền kinh tế Việt Nam nằm bên phải đường cân bằng ngoại EB.

Bảng 2.16: Cán cân vãng lai từ 2004 đến 2010.

Đơn vị tính: triệu USD

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 CCVLai (957.00) (560.19) (163.74) (6,953.10) (10,787.00) (6,274.31) (5,480.00) GDP 45,338.59 52,727.51 60,686.81 70,976.79 87,473.64 92,435.76 102,200.00 %/GDP -2.11% -1.06% -0.27% -9.80% -12.33% -6.79% -5.36%

Nguồn: IFS online 2010 và tác giả tự tính

EB IB IB Tỷ giá REER 0 Phá giá Nâng giá 1 1

Chi tiêu trong nước

2 4 4

3

Lạm phát – Thặng dư cán cân vãng lai

Thất nghiệp – Thâm hụt cán cân vãng lai Thất nghiệp – Thặng

dư cán cân vãng lai A

Lạm phát – Thâm hụt cán cân vãng lai B D C

Trong thời gian gần đây và năm 2010, lạm phát ln được Chính phủ quan tâm và dành nhiều nỗ lực nhằm kiềm chế nhưng rủi ro lạm phát vẫn thực sự rất lớn. Lạm phát cao gắn với tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam hiện nay phản ánh các yếu tố thuộc về cơ cấu và mơ hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khơng vững chắc đi kèm nhiều rủi ro. Đến cuối tháng 12/2010, chỉ số CPI tăng 11,75% so với cuối tháng 12/2009, cao hơn nhiều mục tiêu Quốc hội đề ra (7%). Kiểm soát lạm phát trở thành trọng tâm trong ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong nhiều năm qua, song gần đây việc duy trì các cân đối lớn của nền kinh tế cũng đang nổi lên nhiều vấn đề, ảnh hưởng trực tiếp tới ổn định kinh tế vĩ mô và hạn chế không gian điều hành chính sách. Có nghĩa là trạng thái nền kinh tế Việt Nam đang nằm bên phải đường cân bằng nội IB.

Tóm lại, trạng thái nền kinh tế Việt Nam đang nằm tại điểm B, nghĩa là kinh tế Việt Nam đang đối diện với lạm phát cao và thâm hụt cán cân vãng lai. Để nền kinh tế Việt Nam trở về trạng thái cân bằng đối nội và đối ngoại, tức tại điểm A. Đề tài tiến hành phân tích các yếu tố đối nội và đối ngoại của kinh tế Việt Nam năm 2010.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)