Phân tích sự can thiệp của chính phủ đối với CSTG thời gian qua.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 34 - 37)

- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên

2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà

2.1.2.4 Phân tích sự can thiệp của chính phủ đối với CSTG thời gian qua.

Nguyên nhân dẫn tới việc điều chỉnh TGHĐ là sự tách rời giữa tỷ giá danh nghĩa và thực tế, nhưng sự tách rời này không thể đii quá xa một biên độ nhất định. Để điều chỉnh tỷ giá hối đối theo mục tiêu đã định, chính phủ các nước đã sử dụng rất nhiều biện pháp nhưng có hai biện pháp cơ bản nhất thường dùng đó là cơng cụ tái chiết khấu và công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Ngồi hai cơng cụ cơ bản nói trên, các quốc gia cịn sử dụng một loạt các cơng cụ khác như nâng giá tiền tệ, quỹ dự trữ bình ổn hối đối, phá giá tiền tệ…Trong thời gian qua, để ổn định thị trường ngoại hối chính phủ đã có một số các biện pháp can thiệp cụ thể là:

Ngày 30/1/2008, NHNN thông báo điều chỉnh các lãi suất: lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm tăng lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm… Ngày 13/2, NHNN thơng báo phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng VND vào ngày 17/3 dưới hình thức bắt buộc đối với 41 NHTM với tổng giá trị tín phiếu phát hành là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,80%/năm. Hệ quả tức thời của các tác động trên là dòng tiền VND bị chặn lại, gây ra hiện tượng khan hiếm tiền mặt, thừa USD giữa các NHTM. Vào thời điểm đó, USD/VND xuống rất thấp, tỷ giá của các NHTM luôn ở mức dưới tỷ giá liên ngân hàng. Trong tháng 4/2008, tỷ giá USD/VND vẫn tiếp tục tăng lên, để ổn định tỷ giá, NHNN phải bán ngoại tệ can thiệp thị trường. Trong tháng 7/2008 chênh lệch giữa thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và ngoại tệ trên thị trường tự do không quá cách biệt, giá USD trên thị trường tự do đã lùi xuống dưới 17.000 đồng… Nguyên nhân bắt nguồn từ việc NHNN đã công bố dự trữ ngoại tệ là 20,7 tỷ USD, cộng cả ngoại tệ do Bộ Tài chính quản lý và khoản dự trữ điều hòa thị trường

hối đối của NHNN thì cao hơn con số đã công bố, thanh khoản của Việt Nam tương đối ổn định giúp cải thiện tâm lý lo lắng nơi người dân, qua đó giảm bớt tình trạng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ dẫn đến tỷ giá ổn định trong thời gian này.

Năm 2009, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và dân cư trong xã hội tiếp cận được với vốn vay của hệ thống ngân hàng theo tinh thần của các gói giải pháp kích cầu của chính phủ cũng như tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động ổn định và hiệu quả, NHNN đã hạ thấp lãi suất chỉ đạo từ 14% xuống 7%, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 11% xuống 5%.

Thị trường tiền tệ từng bước được bình ổn, tuy nhiên 6 tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối có những diễn biến khơng thuận lợi. Do áp lực từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, các doanh nghiệp có tâm lý găm giữ ngoại tệ.

Mặt khác do tác động phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bằng VND và việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VND, nhiều doanh nghiệp không muốn vay ngoại tệ mà chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ, dẫn đến nhu cầu mua ngoại tệ tăng mạnh, tình hình cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng.

Để tăng nguồn cung và ổn định thị trường ngoại tệ, NHNN đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp như mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VND của các ngân hàng thương mại từ +/-3% lên +/-5% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng cùng phối hợp với các biện pháp điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường như bán ngoại tệ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống; điều hoà ngoại tệ trên thị trường.

Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính bán nguồn ngoại tệ thu được từ phát hành trái phiếu Chính phủ cho NHNN; đề nghị một số doanh nghiệp nhập khẩu lớn chuyển từ mua ngoại tệ sang vay bằng ngoại tệ; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương trong việc kiểm soát nhập siêu và đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của nền kinh tế.

Các biện pháp chấn chỉnh hoạt động ngoại hối cũng được tăng cường như phối hợp với các bộ, ngành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi quảng cáo,

niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ, mua, bán ngoại tệ trái phép; tăng cường kiểm tra hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại và hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ, xử lý nghiêm các vi phạm.

Đặc biệt, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tâm lý găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và người dân như đẩy mạnh công tác tuyên truyền và công bố công khai, rộng rãi các thơng tin về tình hình ngoại hối, tỷ giá. Yêu cầu các NHTM nhà nước giảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ (lãi suất cho vay giảm từ mức 6-6,5%/năm xuống không quá 4%/năm kể từ ngày 15/4/2009 và giảm tiếp xuống mức không quá 3%/năm kể từ ngày 01/6/2009, lãi suất huy động giảm xuống mức không quá l,5%/năm kể từ ngày 01/6/2009).

Đồng thời đề nghị Hiệp hội Ngân hàng yêu cầu các NHTM cổ phần đồng thuận giảm lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ như các NHTM nhà nước kể từ ngày 8/6/2009. Các biện pháp trên đã có tác động giảm áp lực thiếu cung ngoại tệ trên thị trường, giữ được thị trường ổn định.

Năm 2010, vấn đề tỷ giá vốn đã làm đau đầu các nhà quản lý nhiều năm nay. Tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1/2010 tỷ giá VND/USD giảm nhẹ, đứng ở mức 18.479 đồng/USD. Sự giảm giá này của đồng USD là do sự tạm thời “dư thừa” ngoại tệ, xuất phát từ các nguyên nhân như: nguồn vốn đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp, vốn hỗ trợ phát triển chính thức), kiều hối... tăng. Bên cạnh đó, các tập đồn, tổng cơng ty lớn của nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng. Sự “dư thừa” này là kết quả của hàng loạt chính sách được NHNN ồ ạt ban hành.

Ngày 11/2/2010, NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17.941 đồng/USD lên mức 18.544 đồng/USD nhằm khuyến khích các tập đồn, tổng cơng ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn đang căng thẳng.

Trước đó, ngày 18/1 NHNN có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống

2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD cho các NHTM để cho vay trên thị trường.

Để tăng thêm nguồn cung USD, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Sự dư thừa ngoại tệ khiến lãi suất vay vốn bằng VND và USD có sự chênh lệch rất lớn. Trong khi lãi suất vay VND ở mức 15% - 17%/năm, thì lãi suất vay USD chỉ khoảng 6% - 9%/năm. Chênh lệch này khiến nhiều doanh nghiệp chọn vay USD rồi bán lại lấy vốn VND. Sở dĩ doanh nghiệp có thể làm như vậy vì từ ngày 15/12/2009, NHNN ban hành Thông tư số 25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, đặc biệt là các đối tượng xuất khẩu….

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)