Những kết quả đạt được.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 37 - 39)

- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên

2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà

2.1.3.1 Những kết quả đạt được.

Những biến động khó lường của kinh tế và thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước đã ảnh hưởng tiêu cực tới cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể là:

- NHNN đã can thiệp thị trường ngoại hối với mức tỷ giá mua vào và bán ra được điều chỉnh linh hoạt. Trong thời điểm thị trường dư cầu, NHNN đã kịp thời bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường. Trong thời điểm thị trường dư cung, NHNN mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, bảo đảm tỷ giá không giảm sâu, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu.

- Trong hoạt động can thiệp, NHNN đã kết hợp đa dạng, linh hoạt các hình thức can thiệp. Bên cạnh can thiệp trực tiếp, lần đầu tiên NHNN áp dụng hình thức can thiệp gián tiếp để ổn định tâm lý thị trường. Với sự phối hợp tốt giữa NHNN với các ngân hàng thương mại (NHTM), hình thức can thiệp này đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, đưa thị trường bình ổn trở lại.

- NHNN đã phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng làm tốt công tác tuyên truyền, củng cố lòng tin trong nhân dân và doanh nghiệp.

- Việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá đã được phối hợp đồng bộ. Lãi suất VND tăng trong khi lãi suất USD giảm đã tạo sự hấp dẫn cho tiền đồng, góp phần ổn định tỷ giá.

Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường biến động phức tạp, có những thời điểm biến động đột biến, NHNN đã kịp thời bám sát diễn biến thị trường, thường xuyên giám sát, cập nhật thơng tin và đánh giá các dịng vốn vào và ra để có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp.

Cơ chế điều hành tỷ giá trên quy định tỷ giá chính thức tạo điều kiện cho NHTW dễ dàng kiểm soát, điều tiết được thị trường hối đoái. Biên độ giao động quanh tỷ giá chính thức là một công cụ hữu hiệu trong suốt giai đoạn vừa qua, góp phần khơng nhỏ để đạt mục tiêu ổn định và tăng trưởng cho nền kinh tế.

Tỷ giá phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trường, cùng với sự can thiệp của nhà nước đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập quốc doanh tăng nhanh, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, tạo điều kiện công ăn việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Việc ổn định hơn giá trị đồng tiền, cùng với sự cởi mở hơn trong điều kiện quản lý ngoại hối và trong luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài khá nhanh trong thời gian qua. Với chính sách tỷ giá phù hợp hơn với quy luật cung cầu của thị trường ngoại tệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong cân đối nhu cầu ngoại tệ.

Bên cạnh đó, nhà nước kiểm sốt được nguồn thu ngoại tệ chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Do đó, nhà nước đảm bảo kiểm sốt có hiệu quả tỷ giá hối đoái, góp phần tăng dự trữ ngoại tệ phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế.

Đồng thời với chế độ tỷ giá linh hoạt, ít mang tính áp đặt hơn, dựa vào cơng cụ kinh tế tài chính nhưng khơng bng lỏng, thả nổi một cách tùy tiện, phù hợp với thông lệ quốc tế đã dần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)