Phân tích các yếu tố đối ngoại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 64 - 68)

- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên

2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà

2.5.2 Phân tích các yếu tố đối ngoại.

Trạng thái cán cân vãng lai của Việt Nam chịu tác động chủ yếu từ trạng thái cán cân thương mại do các giao dịch về hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu và chi của tài khoản vãng lai (chiếm khoảng 70% - 85%). Trong khi đó, cán cân chuyển giao vốn vãng lai ròng (bao gồm viện trợ và kiều hối) có tác động tích cực

đến cán cân vãng lai. Trong những năm gần đây, diễn biến xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động quá nhanh và mạnh mẽ từ việc gia nhập WTO. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng khá nhanh nhưng vẫn khơng bì kịp với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu khi rào cản thuế quan dần dần được xóa bỏ, đã làm hàng hóa nước ngồi tràn vào Việt Nam trong khi để tăng tốc độ xuất khẩu không phải là việc đơn giản mà địi hỏi phải có thời gian lâu dài. Sự gia tăng nhập khẩu tác nhân của nhiều nguyên nhân khác, như nhu cầu của kinh tế,... Chính hồn cảnh này đã đẩy cán cân thương mại Việt Nam vào tình thế ngày càng thâm hụt, lên tới 12,33% so với GDP vào năm 2008 (2009: 6.79%; 2010: 5.36%). Thêm vào đó, theo các chuyên gia kinh tế, nguồn gốc sâu xa của tình trạng trên đó chính là năng lực xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam khi chưa thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực cũng như trên thế giới. Giá trị gia tăng trong nhóm hàng xuất khẩu thấp và chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực chính nên rất dễ bị tổn thương khi có các cú “shock” từ bên ngồi. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu, phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng,... trong những năm qua tăng nhanh đáng kể.

Bảng 2.17: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP của Việt Nam giai đoạn 1999-

2009 và dự báo năm 2010 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 GDP (Tỷ USD) 28.7 31.2 32.7 35.1 39.6 45.5 52.9 60.9 71.1 89.4 94.05 102 Đầu tư/GDP (%) 27.6 29.6 31.2 33.2 35.4 35.5 35.6 36.8 41.6 41.5 42.4 46.1 Tiết kiệm/ GDP (%) 32.1 31.7 33.2 32 30.6 32 34.5 36.5 31.8 30.8 25.1 26.8

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF Country Report 09/110

Có thể nói, nguyên nhân sâu xa của tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai đều xuất phát từ sự mất cân đối, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước. Trong thời gian qua, mức thâm hụt cán cân vãng lai trở nên nghiêm trọng hơn là kết quả của nhu cầu đầu tư tăng cao hơn so với mức tiết kiệm trong nền kinh tế, trong đó có cả khu vực nhà nước. Tình trạng tỷ lệ tiết kiệm thấp, trong khi đó tỷ lệ đầu tư cao, 42,4% GDP (2009) và 46,1% (2010) dẫn đến đầu tư phụ thuộc nhiều vào nguồn lực

bên ngồi. Hay nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư nước ngồi. Tình trạng này là ngun nhân quan trọng gây nên hiện tượng thâm hụt cán cân vãng lai trong thời gian qua.

Thứ nhất, với chính sách tỷ giá được coi là “cố định linh hoạt” của Việt Nam

gắn với đồng đôla Mỹ, diễn biến tỷ giá một số thời điểm chưa theo kịp với thực tế của thị trường trong điều kiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tỷ giá hầu như cố định đã góp phần làm giảm kim ngạch xuất khẩu, tăng kim ngạch nhập khẩu.

Biểu đồ 2.8: Tỷ giá thực song phương, đa phương và tỷ lệ xuất khẩu so với nhập

khẩu (X/M) của Việt Nam trong thời gian từ 1999-2010.

Nguồn: Tác giả tính tốn dựa trên số liệu IFS online và DOT(2010)

Biểu đồ 2.8 cho thấy, mặc dù tỷ giá danh nghĩa USD/VND có xu hướng tăng lên theo thời gian và biên độ giao động được điều chỉnh linh hoạt tùy từng hoàn cảnh kinh tế cụ thể. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá thực ER và REER có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây do chênh lệch tốc độ lạm phát của Việt Nam so với Mỹ và các nước đối tác thương mại chính đã góp phần làm giảm sức cạnh tranh về giá hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Thực tế này một phần lý giải tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua trở nên lớn hơn.

Thứ hai, hiện tượng tăng trưởng nóng của thị trường chứng khốn Việt Nam

biến động này là do chênh lệch lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam với trái phiếu chính phủ các nước khác. Vì vậy, luồng tiền này vơ hình chung làm cho nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của Việt Nam tăng lên, trong khi xu hướng tiết kiệm của người Việt Nam đang giảm rõ nét. Ngoài ra, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI chảy vào Việt Nam, đặc biệt là các dự án đầu tư bất động sản khi liên quan đến nhập khẩu mà không tạo ra giá trị gia tăng xuất khẩu trực tiếp, cũng đã góp phần làm cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thương mại trở nên nghiêm trọng trong thời gian qua.

Thứ ba, vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước cũng thường đi kèm với thâm hụt

cán cân vãng lai.

Biểu đồ 2.9: Mức thâm hụt ngân sách nhà nước so với GDP (2005-2010).

Nguồn: Bộ Tài Chính và báo cáo của Ủy ban tài chính ngân sách Quốc Hội.

Cũng như Mỹ, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam có phần xuất phát từ nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công.

Thâm hụt ngân sách năm 2010 ước khoảng 117.100 tỷ đồng, bằng khoảng 5,95% GDP, giảm so với năm 2009 (6,9%) và cũng giảm so với kế hoạch đề ra (6,2%). Đó là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua cơn suy giảm. Tuy nhiên, bội chi ngân sách vẫn còn cao (chưa về mức dưới 5% như đã duy trì trong nhiều năm) và là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng lạm phát.

Biểu đồ 2.10: Nợ công thời kỳ 2006-2010 (%GDP).

Nguồn: Ngân hàng thế giới (Kwakwa, 2010)

Đến năm 2010, nợ nước ngoài của Việt Nam ước khoảng 42,2% GDP và tổng nợ công đã vượt quá 50% GDP. Theo phân tích của IMF (2010), Việt Nam vẫn ở mức rủi ro thấp của nợ nước ngoài nhưng cần lưu ý rằng khoản nợ này chưa tính đến nợ của các doanh nghiệp nhà nước khơng được chính phủ bảo lãnh. Nếu năm 2001, nợ công đầu người là 144 USD thì đến năm 2010 lên tới 600 USD, tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 18%. Nợ công tăng nhanh trong khi thâm hụt ngân sách lớn và hiệu quả đầu tư công thấp đặt ra những lo ngại về tính bền vững của nợ cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)