Phân tích số liệu đã tính được.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 41 - 44)

- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên

2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà

2.2.2 Phân tích số liệu đã tính được.

Bảng 2.2: Chỉ số XK, chỉ số NK, CCXNK và Er của VN (1999-2010).

Năm TGDN (dc) CPI-us CPI-vn Er Chỉ số XK Chỉ số NK CCXNK

1999 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 1.00 972 2000 1.03 1.03 0.98 1.09 1.25 1.33 375 2001 1.08 1.06 0.98 1.17 1.30 1.38 481 2002 1.10 1.08 1.02 1.17 1.45 1.68 (1,054) 2003 1.12 1.10 1.05 1.17 1.75 2.15 (2,581) 2004 1.12 1.13 1.13 1.13 2.30 2.72 (2,287) 2005 1.13 1.17 1.22 1.09 2.81 3.30 (2,439) 2006 1.14 1.21 1.31 1.05 3.45 4.03 (2,776) 2007 1.15 1.24 1.42 1.00 4.21 5.58 (10,438) 2008 1.21 1.29 1.75 0.89 5.43 7.14 (12,782) 2009 1.28 1.29 1.88 0.88 4.95 6.19 (8,306) 2010 1.31 1.32 2.08 0.83 6.21 7.96 (12,465)

Nguồn: IFS online 2010 và tác giả tự tính.

Khi phân tích sức cạnh tranh thương mại quốc tế, ta cần đề cập đến hai trạng thái là trạng thái tĩnh và trạng thái động.

Trạng thái tĩnh là việc tại một thời điểm nhất định, nếu Er>1, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia là cao hơn nước bạn hàng. Nếu Er<1, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia là thấp hơn nước bạn hàng. Nếu Er=1, vị thế cạnh tranh của hai quốc gia là như nhau.

Trạng thái động là việc xem xét tỷ giá thực là tăng lên hay giảm xuống từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. Nếu tỷ giá thực tăng, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia là được cải thiện. Nếu tỷ giá thực giảm, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của quốc gia bị xấu đi.

Từ bảng số liệu trên cho thấy:

- Xét trạng thái tĩnh, tỷ giá thực (Er) được chia thành ba giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Từ năm 1999 đến năm 2006 (Er>1), điều này cho thấy vị thế cạnh tranh của Việt Nam là cao hơn so với Mỹ.

+ Giai đoạn 2: Năm 2007 (Er=1), cho thấy vị thế cạnh tranh thương mại của Việt Nam và Mỹ là như nhau:

+ Giai đoạn 3: Từ năm 2008 đến năm 2010 (Er<1), vị thế cạnh tranh của Việt Nam là thấp hơn so với Mỹ.

- Xét trạng thái động, tỷ giá thực (Er) được chia thành hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Từ năm 1999 đến năm 2001 (Er có xu hướng tăng), vị thế cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện so với Mỹ.

+ Giai đoạn 2: Từ năm 2002 đến năm 2010 (Er có xu hướng giảm), vị thế cạnh tranh của Việt Nam bị xấu đi.

Tuy nhiên, cho dù phân tích ở trạng thái tĩnh hay trạng thái động thì những kết luận nêu trên cũng chưa phản ánh đúng thực trạng của Việt Nam tương ứng với từng thời kỳ, từng giai đoạn. Vì khi sức cạnh tranh thương mại của một quốc gia được cải thiện thì điều này cũng có nghĩa là quốc gia đó sẽ xuất khẩu được nhiều hơn, nhập khẩu ít hơn và ngược lại, nhưng thực tế của Việt Nam trong giai đoạn này thì sao?

Biểu đồ 2.2: Tỷ giá thực song phương (Er) và CCXNK của VN trong thời gian từ

1999-2010.

Nguồn: IFS online 2010 và tác giả tự tính.

Từ biểu đồ trên cho thấy:

- Từ năm 1999-2001: Tỷ giá thực (Er>1), sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam được cải thiện, cán cân thương mại thặng dư. Điều này được lý giải là do cuối năm 1997 NHNN đã quyết định mở rộng biên độ giao dịch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá giao dịch tại các thị trường liên ngân hàng từ (+/-5%) lên (+/-

10%). Nới rộng biên độ giao dịch đã làm cho tỷ giá thị trường tăng mạnh. Việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN trên đây đã có tác động tích cực đối với xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu của Việt Nam, giảm nhập siêu trong các năm sau đó. Ngồi ra, giá cả trên thị trường biến động không đáng kể cũng là một nhân tố góp phần cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn này.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng XK và NK của VN trong thời gian từ 1999-2010.

Năm XK NK CCXNK TĐTT XK (%) TĐTT NK (%) 1999 11,540.00 (10,568.00) 972.00 - - 2000 14,448.00 (14,073.00) 375.00 25.20% 33.17% 2001 15,027.00 (14,546.00) 481.00 4.01% 3.36% 2002 16,706.00 (17,760.00) (1,054.00) 11.17% 22.10% 2003 20,149.00 (22,730.00) (2,581.00) 20.61% 27.98% 2004 26,485.00 (28,772.00) (2,287.00) 31.45% 26.58% 2005 32,447.00 (34,886.20) (2,439.20) 22.51% 21.25% 2006 39,826.00 (42,601.60) (2,775.60) 22.74% 22.12% 2007 48,561.00 (58,999.10) (10,438.10) 21.93% 38.49% 2008 62,685.00 (75,467.00) (12,782.00) 29.09% 27.91% 2009 57,096.00 (65,402.30) (8,306.30) -8.92% -13.34% 2010 71,629.00 (84,094.00) (12,465.00) 25.45% 28.58%

Nguồn: IFS online 2010 và tác giả tự tính.

- Từ năm 2002-2006: Tỷ giá thực (Er>1) nhưng không cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam, mặc dù tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu so với nhập khẩu đã có cải thiện vào các năm từ 2004-2006 nhưng cán cân thương mại của nước ta vẫn bị thâm hụt. Nguyên nhân là do chịu tác động của hai yếu tố giá và lượng của một số mặt hàng chủ lực như xăng dầu, sắt thép, phân bón do bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị có nhiều biến động, chiến tranh Irac, căng thẳng về chính trị đặc biệt ở Trung Đơng, dịch bệnh SARS…

Từ năm 2007-2010: Tỷ giá thực giảm (Er<1), đã làm xói mịn sức cạnh tranh thương mại quốc tế, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)