Xếp hạng rủi ro quốc gia tổng hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá môi trường tài chính việt nam (Trang 34)

Hạng mức rủi ro tổng hợp (CR: composite risk) từ rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế và rủi ro tài chính được tính tốn bằng cách: CR = 0,5 x ( PR + FR + ER ).

Giá trị xếp hạng cao nhất là 100 điểm và thấp nhất là 0 điểm. Hạng mức rủi ro tổng hợp cao thể hiện rủi ro thấp và hạng mức thấp thể hiện rủi ro cao.

Bảng 1.4 Các loại rủi ro và bộ phận cấu thành XẾP HẠNG RỦI RO CHÍNH TRỊ XẾP HẠNG RỦI RO KINH TẾ XẾP HẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH

Mức tối đa Mức tối đa Mức tối đa Sự ổn định của chính phủ 12

Sự thống nhất trong chính phủ 4 Sức mạnh của cơ quan lập pháp 4 Sự ủng hộ của cơng chúng 4

GDP trên đầu người (tính theo mức trung bình) 5

Nợ nước ngồi (% của GDP) 10

Điều kiện kinh tế – xã hội 12 Thất nghiệp 4 Niềm tin tiêu dùng 4 Sự nghèo đĩi 4

Tỷ lệ tăng trưởng thực 10 Dịch vụ nợ (% trên xuất khẩu) 10

Tiểu sử đầu tư 12 Khả năng kéo dài của hợp đồng 4 Chuyển lợi nhuận về nước 4 Trì hỗn thanh tốn 4

Tỷ lệ lạm phát 10 Tài khoản vãng lai (% trên xuất khẩu) 15 Xung đột nội bộ 12 Nội chiến 4 Xung đột chính trị, khủng bố 4 Mất ổn định nội bộ 4 Cán cân ngân sách (%trên GDP) 10 Dự trữ chính thức (tính theo tháng nhập khẩu) 5 Xung đột bên ngồi 12

Chiến tranh 4 Xung đột biên giới 4 Áp lực nước ngồi 4

Cán cân vãng lai (%trên GDP) 15

Tính ổn định của tỷ giá hối đối 10

Tham nhũng, hối lộ 6 Ảnh hưởng của quân đội 6 Anh hưởng của tơn giáo 6 Luật pháp 6 Căng thẳng tơn giáo 6

Mức dân chủ hĩa 6 Chất lượng bộ máy chính phủ 4

Tổng 100 50 50

Bảng 1.5 Phạm vi thể hiện rủi ro

Rủi ro chính trị Rủi ro kinh tế Rủi ro tài chính

Rủi ro rất cao Rủi ro cao Rủi ro trung bình Rủi ro thấp Rủi ro rất thấp 00 - 49.9 50 - 59.9 60 - 69.9 70 - 79.9 80 - 100 0 - 24.9 25 - 29.9 30 - 34.9 35 - 39.9 40 - 50 0 - 24.9 25 - 29.9 30 - 34.9 35 - 39.9 40 - 50 Kết luận chương 1:

Trên đây là những dấu hiệu của một mơi trường tài chính kém lành mạnh do bị tác động bởi các nhân tố lạm phát, thị trường tài chính, hệ thống định chế tài chính và tác động của chính sách kinh tế tài chính vĩ mơ.

Dựa trên những nghiên cứu của các nhà kinh tế nước ngồi khi tìm hiểu những biểu hiện các nhân tố trong mơi trường tài chính Trung Quốc và Mỹ kết hợp với việc sử dụng mơ hình xếp hạng rủi ro quốc gia ICRG để xây dựng thang đo mức độ lành mạnh của mơi trường tài chính một quốc gia để làm nền tảng cho Chương 2 - đánh giá mức độ lành mạnh của mơi trường tài chính của Việt Nam từ năm 2000 đến nay.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LÀNH MẠNH CỦA MƠI TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY

Trong thập niên vừa qua, kinh tế Việt Nam đã cĩ những bước phát triển nổi bật, trở thành một địa điểm đáng chú ý trên bản đồ kinh tế khu vực Châu Á. Tuy nhiên từ những năm 2008 cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế tồn cầu. Do vậy chương này sẽ tập trung phân tích, chi tiết, làm rõ những điểm đáng chú ý về sự lành mạnh của MTTC Việt Nam.

2.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay: Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP từng quý giai đoạn 2000-2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Đến năm 2000, Việt Nam đã chặn được sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng và đạt 6,69%. Kể từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng kinh tế chia làm 3 chu kỳ:

Chu kỳ thứ nhất bắt đầu từ trước Quý I/2000 kéo dài đến Quý IV/2001. Nền kinh tế bắt đầu bùng nổ từ trước năm 2000 cho đến Quý IV/2000. Giai đoạn này kết thúc khi nền kinh tế tăng trưởng khá cao, vượt qua mức tăng trưởng tiềm năng. Giai đoạn từ Quý I/2001 đến Quý IV/2001 nền kinh tế đi vào giai đoạn thứ hai của chu kỳ: thu hẹp/giảm xuống. Tốc độ tăng trưởng GDP bắt đầu đi xuống dưới mức tiềm năng.

Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ quý IV/2001 đến quý I/2006, nền kinh tế trải qua giai đoạn hưng thịnh kéo dài 15 quý cho đến đỉnh là quý III/2005. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng GDP tuy cĩ dao động, nhưng xu hướng đi lên tương đối rõ rệt. Từ đỉnh

quý III/2005 nền kinh tế điều chỉnh giảm rất nhanh trong hai quý và đi xuống đáy vào quý I/2006.

Chu kỳ thứ ba bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực về triển vọng Việt Nam gia nhập WTO và sau đĩ nền kinh tế bước vào giai đoạn bùng nổ kéo dài cho đến quý IV/2007. Sau đỉnh cao quý IV/2007, những dấu hiệu nền kinh tế bước vào giai đoạn thu hẹp đã xuất hiện từ quý I/2008 và trở nên rõ rệt vào quý II/2008. Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới bùng nổ vào quý III/2008, nền kinh tế Việt Nam đã khơng cĩ một cuộc hạ cánh như chúng ta kỳ vọng mà tiếp tục đẩy sâu vào giai đoạn đi xuống. Trong cả ba quý cuối cùng của năm 2008, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng tụt thấp hơn mức tiềm năng, mặc dù chính mức tăng trưởng này cũng đang giảm dần.

Bảng 2.2 So sánh tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 & 2008 giữa Việt Nam và các nước trong khu vực:

Trung Quốc Malaysia Thái Lan Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng GDP 2007 11.9 6.3 4.9 8.5

Tốc độ tăng trưởng GDP 2008 9.1 5.1 3.4 6.3

Cĩ thể nĩi, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới chỉ làm xấu hơn giai đoạn thu hẹp của chu kỳ kinh tế 2006-2008. Những dấu hiệu tăng trưởng nĩng đã bộc lộ rõ trong năm 2007 với tốc độ tăng trưởng khá cao và vượt mức tiềm năng (lạm phát năm 2007 cũng rất cao, tới 12,6%). Nền kinh tế bắt đầu hạ cánh từ quý I/2008, khơng chờ cho đến khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra. Cuộc hạ cánh nhẹ nhàng của chu kỳ kinh tế năm 2001-2006 cũng cho thấy chu kỳ thu hẹp lần này khĩ đối phĩ hơn. Ngay từ quý II/2008 chúng ta đã thấy nền kinh tế giảm tốc nhanh hơn nhiều so với chu kỳ thu hẹp trước. Cho tới quý IV/2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu diễn ra thì nĩ làm xấu thêm quá trình hạ cánh của nền kinh tế. Rõ ràng cuộc khủng hoảng sẽ làm kéo dài giai đoạn hạ cánh tuy nhiên nền kinh tế đã thực sự thốt ra khỏi chu kỳ hẹp kể từ Quý II/2009 (đáy là Quý I/2009). Hình 2.2 dưới đây cung cấp một bức tranh về chỉ số chu kỳ (1) để cĩ thể khẳng định Quý I/2009 đã là đáy của thời kỳ thu hẹp. Nền kinh tế đã vượt qua giai đoạn thu hẹp với ba quý (II, III, và IV) và tăng trưởng liên tiếp, ngày một cao.

Hình 2.2 Chỉ số chu kỳ của Việt Nam từ năm 2000–2009:

Nguồn: Tổng cục thống kê

Xét về cơ cấu ngành nghề đĩng gĩp vào tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn tăng trưởng sau thời kỳ thu hẹp Quý I/2009: hai ngành cĩ sản phẩm xuất khẩu như cơng nghiệp và nơng nghiệp chịu tác động mạnh, tốc độ tăng trưởng giảm và vẫn chưa phục hồi mức giá trị trước khủng hoảng cho đến Quý IV/2009.

Xét chi tiết hơn ta thấy, ngoại trừ khai thác mỏ, những ngành cĩ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như nơng nghiệp, thuỷ sản, cơng nghiệp chế biến cĩ tốc độ tăng trưởng rất chậm, chỉ bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ các năm. Ngành cơng nghiệp chế biến sụt giảm rất mạnh, tốc độ tăng trưởng năm 2009 cĩ quý thậm chí âm và kết thúc năm chỉ bằng xấp xỉ 1/4 tốc độ tăng trưởng cùng kỳ các năm.

Trong khi đĩ, các ngành phi thương mại, như dịch vụ, xây dựng, điện, ga và cung cấp nước lại tăng trưởng mạnh và là động lực phục hồi cho nền kinh tế. Hình 2.3 cho thấy ngành dịch vụ và xây dựng là hai ngành cĩ đĩng gĩp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng thời kỳ này. Hai ngành này đều là những ngành phi thương mại. Đĩng gĩp của ngành xây dựng cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành này trong năm 2009 khá ngoạn mục do tỷ trọng ngành này trên GDP thấp hơn nhiều so với cơng nghiệp chế biến và nơng nghiệp. Hai ngành cơng nghiệp chế biến và nơng nghiệp chiếm trên 40% GDP lại

Hình 2.3 Đĩng gĩp vào tăng trưởng GDP

Nguồn: Tổng cục thống kê

2.2 Khái quát tình hình lạm phát ở VN từ năm 2000 đến nay: 2.2.1 Diễn biến lạm phát:

Lạm phát luơn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách. Đây là biến số cĩ ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến đời sống dân cư và hành vi của các DN.

Trong giai đoạn này, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm: từ 2001 đến 2010; tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam sau một thời gian được kiềm chế và cĩ khi chuyển sang thiểu phát đã bắt đầu tăng dần lên và chuyển sang tăng cao trong các năm 2007, 2008 và được kiểm sốt giảm trong năm 2009.

Năm 2001, nền kinh tế đã dần thốt khỏi trạng thái suy thối, CPI tăng 0,8%; tổng sản phẩm trong nước tăng 6,84%, tăng nhẹ so với mức 6,79 của năm 2000.

Trước tình trạng giảm phát của nền kinh tế, chính phủ đã cĩ những biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Một chuyển biến quan trọng được ghi nhận trong năm 2002 là nền kinh tế đã chuyển từ thiểu phát liên tục và kéo dài sang lạm phát nhẹ (CPI tăng 4%), với việc ấm trở lại của tỷ lệ lạm phát.

Qua 3 năm 2001, 2002, 2003 lạm phát dần đi vào ổn định song năm 2004 lạm phát lại bất ngờ tăng lên. Đặc biệt, sự thay đổi giá cả khơng theo quy luật vốn cĩ là

thường tăng vào quý cuối năm và quý một năm sau, tăng ít và giảm vào quý II và quý III mà tăng liên tục qua các quý. Điều này đã làm cho CPI của Việt Nam năm 2004 tăng 9,5% so với năm 2003.

Trước tình hình lạm phát tăng cao, Quốc hội phấn đấu tỷ lệ lạm phát năm 2005 thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, ở mức 6,5%, với kết quả khả quan đạt được trong năm 2005 là tiền đề cho năm 2006 đạt được những thành tựu to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao và tài chính (tốc độ tăng GDP chỉ đứng sau Trung Quốc, đưa GDP bình quân đầu người lên 720 USD dần tiệm cận với mục tiêu thốt khỏi danh sách các nước nghèo nhất trên thế giới; Cùng với tỷ lệ lạm phát thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP; Cả nước tổ chức thành cơng năm APEC Việt Nam 2006; chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO; Bình thường hố quan hệ với Hoa Kỳ).

Với mức lạm phát đã được kiềm chế tốt trong năm 2006, Chính phủ dường như đã chủ quan khi để chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 tăng cao hơn tốc độ tăng GDP, lên hai chữ số và cao nhất so với tốc độ tăng của 11 năm trước đĩ - ở mức 12,63%.

Đến năm 2008 nền kinh tế Việt Nam đã thực sự trải qua những thách thức lớn, một phần do những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, phần khác do những mất cân đối kéo dài trong việc điều hành chính sách vĩ mơ. Sức ép tích tụ sau nhiều

năm đã thổi bùng lạm phát của năm 2008. Năm 2008 là năm cĩ tốc độ tăng giá tiêu

dùng cao nhất trong 17 năm trở lại đây kể từ năm 1992.

Cùng với tình hình lạm phát chung khá thấp trên thế giới, tăng trưởng tổng cầu suy giảm cũng đã hạn chế được tốc độ lạm phát ở Việt Nam. Do vậy năm 2009, lạm phát Việt Nam ở mức thấp nhất trong vịng năm năm trở lại (đạt 6,52% năm 2009). Tuy vậy, nhìn vào tốc độ tăng chỉ số CPI hằng tháng ta cĩ thể thấy xu hướng tăng dần về cuối năm, do vậy lạm phát của năm 2010 tăng lên xấp xỉ 8,4% .

Hình 2.4: Lạm phát ở Việt Nam từ năm 1990-2010 Đơn vị %

Nguồn: World Economic Outlook (IMF)

Hình 2.5: Lạm phát của Việt Nam và một số nước trên thế giới 2000-2010

Hình 2.6: Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam từ năm 1990–2010

Nguồn: World Economic Outlook (IMF)

2.2.2 Đánh giá chính sách đã được đưa ra để kiểm sốt lạm phát:

Với những diễn biến lạm phát trong thời gian qua, chúng ta cĩ những thành cơng cũng như cĩ những hạn chế để kiểm sốt. Phân tích chính sách đã được đưa ra:

Lựa chọn chính sách tỷ giá hối đối để kiểm sốt lạm phát:

Lạm phát trong giai đoạn 1992-1996 đã được kiểm sốt tốt bằng việc áp dụng một chính sách tỷ giá tương đối cố định. Tuy nhiên, thành cơng này khơng được lập lại ở các kỳ sau đĩ. Thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính Châu Á (1997- 2003) gắn liền với việc mất giá danh nghĩa liên tục của VND nhưng giai đoạn lạm phát cao (khoảng 10%) lại khơng kéo dài và thậm chí thời kỳ này đã kết thúc bằng giai đoạn giảm phát 2000-2001. Việc áp dụng chính sách kiểm sốt tỷ giá tương đối cứng nhắc trong giai đoạn 2004-2008 cũng khơng thành cơng với lạm phát tăng dần qua các năm và kết thúc bằng một thời kỳ lạm phát cao 2007-2008 (trên 20%).

Cùng một chế độ tỷ giá mà tác động đến lạm phát trong các giai đoạn khác nhau lại khác nhau như vậy do hai nguyên nhân: nguồn gốc của lạm phát và bối cảnh kinh tế của từng giai đoạn.

Chính sách tiền tệ nới lỏng cùng với kỳ vọng lạm phát thường dẫn đến lạm phát thực tế ở giai đoạn tiếp theo. Chính sách tỷ giá chỉ cĩ tác động cộng hưởng cho các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế chứ khơng cĩ tác động mạnh mẽ đến lạm phát. Điều này lý giải trong giai đoạn 1992-1996 khi tồn bộ nền kinh tế đang được

kiểm sốt tốt, chính sách tỷ giá ổn định gĩp phần vào việc ổn định và giảm lạm phát. Đồng thời nĩ cũng lý giải từ năm 2004 đến 2008, lạm phát lại tăng trở lại mặc dù tỷ giá được giữ ổn định. Nguyên nhân chính của điều này chính là sự gia tăng mạnh mẽ của cung tiền và tín dụng trong nền kinh tế trong thời gian này.

Tuy nhiên cần phải nĩi thêm rằng sự gia tăng cung tiền và tín dụng lại khơng lý giải cho giai đoạn lạm phát thấp từ 1997-2003. Giai đoạn này lạm phát suy giảm chủ yếu do khủng hoảng kinh tế và sự sụt giảm của tổng cầu. Bởi vậy, sự phá giá mạnh của VND trong giai đoạn này (khoảng 36%) đã khơng kéo lạm phát trở lại. Tương tự như vậy, trong năm 2009, kinh tế tồn cầu suy giảm, giá thế giới giảm đã giúp giảm áp lực lạm phát ở Việt Nam xuống cịn 6,88%.

Nhĩm nguyên nhân thứ hai lý giải cho sự khác nhau trong kết quả của chính sách ổn định tỷ giá với vấn đề kiểm sốt lạm phát cĩ liên quan đến các điều kiện kinh tế của từng giai đoạn. Nhĩm nguyên nhân này liên quan trực tiếp đến “bộ ba bất khả thi ” cĩ nghĩa là chúng ta khơng thể đạt được cùng một lúc: tỷ giá hối đối cố định, tự do hố tài khoản vốn và sự độc lập của chính sách tiền tệ. Trước đây dưới thời kỳ kinh tế khép kín, chưa cĩ sự tự do hố tài khoản vốn thì việc giữ tỷ giá hối đối tương đối cố định đồng thời

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá môi trường tài chính việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)