- Dịch vụ cung cấp lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động trong nước (chỉ được phép hoạt động khi có giấy phép của sở Lao động – Thương
2.2.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố về kinh tế, văn hoá xã hội, địa lý và nhân khẩu, công nghệ, tự nhiên, ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động doanh nghiệp, khả năng tác động trở lại của doanh nghiệp đối với nhóm nhân tố này thấp. Cơng ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho ngành dầu khí, do vậy mơi trường ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đối với Công ty là các yếu tố kinh tế, văn hoá xã hội, địa lý, cơng nghệ… thuộc ngành dầu khí. Việc tập trung nghiên cứu các nhân tố này sẽ giúp cho Công ty nắm bắt được những cơ hội mới, thích nghi với sự thay đổi của ngành, giảm thiểu những rủi ro
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần cho sự thành cơng của doanh nghiệp.
Các yếu tố kinh tế - chính trị
Dầu khí là ngành cơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có tác động rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
Trải qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển, ngành Dầu khí Việt Nam đã vượt qua mọi trở ngại để vươn lên thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng hàng đầu, góp phần to lớn vào cơng cuộc cơng nghiệp hố và hiện đại hóa đất nước. Đến nay, toàn Ngành đã khai thác được hơn 230 triệu tấn dầu thô và condensat, gần 45 tỷ m3 khí, mang lại nguồn thu ngoại tệ trên 57 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước gần 35 tỷ USD và tạo được nguồn vốn chủ sở hữu trên 100 nghìn tỷ đồng.
Để khẳng định vai trị đầu tàu kinh tế của đất nước, Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang phấn đấu thực hiện Chiến lược phát triển của ngành Dầu khí đến năm 2015, định hướng đến 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 386/QĐ-TTg ngày 09/03/2006. Trong đó nổi bật nhiệm vụ đẩy mạnh cơng tác tìm kiếm, gia tăng trữ lượng dầu khí hàng năm đạt 35-40 triệu tấn dầu quy đổi. Phấn đấu khai thác dầu thô đạt sản lượng 25-38 triệu tấn/năm và khai thác khí đạt sản lượng 6-17 tỷ m3/năm.
Như vậy, với chính sách ưu đãi rất lớn cho ngành dầu khí Việt Nam, nhiều dự án thăm dị khai thác dầu khí sẽ triển khai trong thời gian sắp tới, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty PTSC M&C có cơ hội thực hiện nhiều dự án đóng mới cơng trình dầu khí trong nước. Tuy nhiên q trình phát triển các mỏ dầu trong nước và khu vực cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ tốc độ phát triển kinh tế của các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển với nhu cầu sử dụng dầu mỏ khá lớn. Trong những năm năn gần đây chứng kiến cảnh giá dầu mỏ trên thế giới biến động liên tục do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tốc độ phát triển của các nước cơng nghiệp trên thế giới. Trước tình hình biến động đó, nhiều dự án đang triển khai phải tạm ngừng hay huỷ bỏ, điều này ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển của Cơng ty. Vì vậy Cơng ty phải ln chủ động trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có
kế hoạch phù hợp với quy hoạch chung của ngành dầu khí và tình hình dầu khí trên thế giới.
Các yếu tố tự nhiên xã hội
Việt Nam có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam và trên thế giới. Việt Nam, với ba mặt Đông, Nam và Tây-Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đơng và Đơng Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Tây - Nam và Nam có các nhóm đảo Cơn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Với vị trí địa lý tự nhiện thuận lợi như trên, Việt Nam có nguồn tai nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là trự lượng dầu mỏ rất lớn như mỏ Sông Hồng, Nam Côn Sơn, Malay- Thổ Chu… Tổng tiềm năng dầu khí nước ta ước tính đạt 3.174 triệu m3 dầu quy đổi (Nguồn: PVN), nhưng hiện nay mới chỉ xác định được khoảng 1.251 triệu m3 dầu quy đổi (khoảng 30%). Vì vậy, cơng tác tìm kiếm thăm dò tại thềm lục địa Việt Nam phải tăng cường hơn trong những năm tới, nhất là các vùng nước sâu, xa bờ. Dự kiến sẽ có nhiều hợp đồng dầu khí tại các vùng mỏ này và mỗi năm sẽ có hàng chục giếng khoan thăm dị được triển khai.
Các yếu tố kỹ thuật công nghệ
Trong những năm vừa qua chứng kiến sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật công nghệ, các thế hệ máy móc mới ra đời với tính năng vượt trội và hiệu quả hơn giúp tăng cường đáng kể năng suất lao động. Xu hướng tự động hố dần dần thay thế dần máy móc cơ khí thơ sơ. Về lĩnh vực khai thác dầu khí, ra đời nhiều công nghệ mới như giàn khai thác tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm… tăng cường tính linh hoạt so với các giàn khai thác cố định truyền thống. Do vậy, địi hỏi Cơng ty phải tăng cường học hỏi để áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào cơng tác
đóng mới giàn khoan dầu khí để tăng cường khả năng cạnh tranh với các nhà thầu trong khu vực và quốc tế.