- Hậu phẫu thường quy.
- Tra kháng sinh phổ rộng, kết hợp corticoid liều thấp trong 7 - 10 ngày. - Uống thuốc giảm phù, có thể phối hợp kháng sinh tồn thân.
- Khám định kỳ hàng tháng. - Rút ống trung bình sau 3 tháng.
- Trong thời gian chưa rút ống, có thể bơm lệ đạo kiểm tra.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Rách lệ quản khi quay que thơng hoặc lúc quay đầu dẫn của ống silicon. Đề phòng cần phải làm chùng mi dưới vào phía trong lúc xoay que thơng, nếu bị rách có thể khâu lại đường rách. - Sai đường: sai đường khi nong điểm lệ và lệ quản, ở trẻ em sai đường còn xảy ra khi đưa que thông vào ống lệ mũi. Nếu xảy ra, ngừng ngay thủ thuật.
- Chảy máu niêm mạc mũi: thường chảy ít. Cần kiểm sốt và đặt gạc cầm máu. - U hạt viêm ở điểm lệ: dùng thêm chống viêm corticoid, hoặc rút ống sớm. - Nhiễm trùng đường lệ: kháng sinh tra uống, rút ống sớm.
- Tuột ống silicon: cần cố định ống tốt.
PHẪU THUẬT NỐI THÔNG TÚI LỆ MŨI QUA ĐƯỜNG RẠCH DAI. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG
Nối thông túi lệ mũi là phẫu thuật tạo đường thông trực tiếp từ túi lệ sang khoang mũi, nhằm tạo ra đường nối tắt để dẫn nước mắt từ mắt sang mũi.
II. CHỈ ĐỊNH
Tắc ống lệ mũi mà điều trị bằng các biện pháp khác thất bại.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tắc ống lệ mũi có viêm túi lệ cấp hoặc áp xe vùng túi lệ đang tiến triển. - Tình trạng tồn thân khơng cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện 1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
2. Phương tiện
Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu: bộ dụng cụ phẫu thuật nối lệ mũi, chỉ tự tiêu, chỉ nilon 6 - 0, ống silicon.
3. Người bệnh
- Làm vệ sinh mắt, bơm rửa lệ đạo, uống thuốc hạ nhãn áp và an thần tối hôm trước ngày phẫu thuật.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh lý do phẫu thuật và tiên lượng của phẫu thuật.
4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định chung của Bộ Y tế.V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
- Hồ sơ bệnh án đã làm đầy đủ (hoàn thành bệnh án, chỉ định điều trị, theo dõi chăm sóc). - Hồ sơ bệnh án đã duyệt phẫu thuật.
2. Kiểm tra người bệnh3. Thực hiện kỹ thuật 3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
- Gây tê tại điểm thần kinh trên hố điểm thần kinh dưới hốc mắt bằng thuốc tê (Lidocain 2%, xylocain 2%...).
- Gây tê niêm mạc mũi bằng cách đặt gạc có thấm thuốc tê niêm mạc và thuốc co mạch (adrenalin hoặc epinephrin).
- Gây mê nếu cần.
3.2. Kỹ thuật
- Rạch da: đường rạch cách góc trong 5 - 8mm, dài 10 - 15mm. Đường rạch đi hơi cong ra phía ngồi, theo hướng bờ cong của hốc mắt: 1/3 trên của đường rạch ở phía trên góc trong mắt, 2/3 dưới ở phía dưới góc trong mắt (vị trí dây chằng mi trong).
- Tách tổ chức dưới da, cơ quanh hốc mắt để bộc lộ dây chằng mi trong. Cắt dây chằng mi trong sát chỗ bám với mào lệ trước.
- Rạch màng xương dọc theo mào lệ trước. Tách màng xương, về phía sống mũi, tạo vạt màng xương.
- Tách túi lệ khỏi máng lệ.
- Cắt phần xương lệ bằng kìm gặm xương hoặc khoan, tạo cửa sổ xương sang mũi. Thì này cần lưu ý để tránh làm rách niêm mạc mũi. Đường kính cửa sổ xương từ 8 - 10mm.
- Mở túi lệ theo chiều dọc (trên - dưới) để tạo nên 2 vạt trước và sau. - Rạch dọc niêm mạc mũi (ở diện cửa sổ xương), tạo nên 2 vạt trước sau. - Khâu nối vạt sau của niêm mạc mũi với niêm mạc túi lệ bằng chỉ tự tiêu 5-0.
- Đặt ống silicon qua 2 lệ quản, miệng nối xuống khoang mũi (nếu lệ quản thơng tốt thì có thể khơng cần dùng ống silicon).
- Đặt gạc mũi (có mỡ kháng sinh) để đảm bảo cầm máu miệng nối.
- Khâu nối vạt trước của túi lệ với vạt trước của niêm mạc mũi bằng chỉ tự tiêu. - Khâu phục hồi dây chằng mi trong, phần mềm. Khâu vết rạch da bằng chỉ 6-0. - Băng.
VI. THEO DÕI
- Hậu phẫu thường quy.
- Tra kháng sinh phổ rộng, kết hợp corticoid liều thấp trong 7 - 10 ngày. - Uống thuốc giảm phù, có thể phối hợp kháng sinh toàn thân.
- Khám định kỳ hàng tháng. - Rút ống trung bình sau 3 tháng.
Trong thời gian chưa rút ống, có thể bơm lệ đạo kiểm tra.