XỬ LÝ TAI BIẾN 1 Trong khi điều trị

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH NHÃN KHOA (Trang 129 - 131)

1. Trong khi điều trị

- Chậm nhịp tim: thường do ấn mạnh vào thành nhãn cầu khi điều trị laser vùng võng mạc chu biên. Khi đó phải bỏ ấn củng mạc ra, đợi đến khi nhịp tim trở lại bình thường mới tiếp tục điều trị.

- Hạ nhiệt độ: cần ủ ấm, hoặc dùng máy thổi hơi ấm để nâng thân nhiệt lên.

- Phù giác mạc: không để giác mạc bị khô trong suốt thời gian điều trị. Dùng dung dịch đường hoặc muối ưu trương để tưới ướt giác mạc, tránh không ấn củng mạc quá mạnh, quá lâu.

2. Sau khi điều trị

- Suy hô hấp: tiếp tục cho thở oxy sau khi thoát mê, hút sạch đờm dãi, làm thơng thống đường thở.

- Nôn trớ sau gây mê: đặt người bệnh nằm nghiêng đầu về một bên để tránh hít phải dịch nơn ra.

PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH NGOÀI BAO ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỂ THỦY TINH BẨM SINHI. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật lấy thể thủy tinh ngoài bao là phương pháp lấy đi khối nhân và toàn bộ chất vỏ thể thủy tinh qua một khoảng mở ở trung tâm của bao trước và để lại bao sau.

II. CHỈ ĐỊNH

Đục thể thủy tinh tồn bộ (khơng soi được đáy mắt) hoặc đục thể thủy tinh chưa hồn tồn có thị lực (nếu thử được) ≤ 20/200.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng tồn thân và mắt khơng cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện 1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ vi phẫu, kéo cắt bao, kim hoặc kẹp phẫu tích xé bao. - Kính sinh hiển vi phẫu thuật. Máy cắt dịch kính.

- Thuốc gây tê tại chỗ, kháng sinh và corticoid tại chỗ.

3. Người bệnh

- Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh trước phẫu thuật.

- Tra thuốc dãn đồng tử 2 - 3 lần trong 2 giờ trước phẫu thuật để đảm bảo đồng tử dãn tốt trong khi phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Làm hồ sơ bệnh án theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH1. Kiểm tra hồ sơ 1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh3. Thực hiện kỹ thuật 3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây mê đối với trẻ nhỏ, bổ sung gây tê cạnh nhãn cầu.

3.2. Kỹ thuật

- Mở vào tiền phịng. Có hai cách: tạo đường hầm củng mạc 2/3 chiều dày, cách rìa 3mm vào đến giác mạc hoặc dùng pique rạch trực tiếp từ vùng rìa giác mạc thường ở kinh tuyến 10 giờ. - Bơm chất nhày duy trì tiền phịng.

- Xé bao trước thể thủy tinh bằng kim 25 Gauche hoặc kẹp phẫu tích xé bao. - Hút nhân thể thủy tinh.

- Bơm chất nhầy tách hai lá bao trước, bao sau và đặt thể thủy tinh nhân tạo vào trong túi bao (nếu có).

- Rửa sạch chất nhầy.

* Trong trường hợp phối hợp cắt bao sau và dịch kính trước: đặt kim nước 22G qua giác mạc vào tiền phịng vị trí 2 giờ. Đưa đầu cắt dịch kính qua vết rạch giác mạc ra mặt sau thể thủy tinh nhân tạo, hoặc đưa qua đường vào tại Pars plana cắt bao sau vùng trung tâm rộng 3 - 4mm và cắt dịch kính trước. Tốc độ cắt 400 lần /phút và áp lực hút 100mmHg.

- Bơm phù vết phẫu thuật hoặc khâu giác mạc bằng chỉ 10/0. - Tái tạo tiền phòng bằng nước hoặc bóng hơi.

- Tiêm kháng sinh và corticoid cạnh nhãn cầu

- Tra betadin 5% và mỡ kháng sinh, corticosteroid, băng chặt. Kết thúc phẫu thuật.

VI. THEO DÕI

- Theo dõi toàn thân và khám mắt người bệnh hàng ngày.

- Tra dung dịch kháng sinh, corticosteroid, dãn đồng tử trong 1 tháng đầu sau phẫu thuật. - Tồn thân có thể dùng kháng sinh đường uống (theo cân nặng) trong 3 - 5 ngày.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH NHÃN KHOA (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w