BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH NHÃN KHOA (Trang 135 - 137)

Sau phẫu thuật: ít gặp tai biến nghiêm trọng, xuất huyết dưới kết mạc hoặc phù kết mạc sẽ hết sau 1 - 2 tuần sau khi cho người bệnh dùng thuốc chống viêm, giảm phù tại chỗ và toàn thân.

PHẪU THUẬT RÚT NGẮN CƠ NÂNG MI TRÊN ĐIỀU TRỊ SỤP MII. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật rút ngắn cơ nâng mi trên là phẫu thuật nhằm tăng cường chức năng của cơ nâng mi trên để điều trị sụp mi.

II. CHỈ ĐỊNH

- Sụp mi độ II, III và có chức năng cơ nâng mi: trung bình (5 - 7mm) hoặc tốt (8mm).

- Tuổi: thường ở độ tuổi từ 7 - 8 tuổi. Nên phẫu thuật sớm hơn nếu sụp từ độ III mà gây nhược thị, lác.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Có bệnh lý giác mạc.

- Tình trạng tồn thân khơng cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện 1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

- Bộ phẫu thuật sụp mi. - Đèn trần.

- Thuốc men: thuốc gây tê tại chỗ; Dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh; Dung dịch betadin 5%.

3. Người bệnh

- Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.

- Người bệnh và gia đình được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH1. Kiểm tra hồ sơ 1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh3. Thực hiện kỹ thuật 3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây mê với trẻ nhỏ, trẻ lớn có thể gây tê tại chỗ bằng xylocain 2% 5ml.

- Rạch da mi, cắt bỏ vạt da: dùng thanh đè Vannas: để làm căng da mi trên, đường rạch da song song và cách chân hàng lông mi khoảng 4mm, nếu sụp mi 1 mắt thì đường rạch da tương ứng với nếp mi mắt bên lành. Cắt bỏ vạt da tùy theo mức độ thừa da mi.

- Phẫu tích mép da, cơ vòng cung mi, bộc lộ cơ nâng mi trên.

- Phẫu tích cơ nâng mi trên, cắt cơ khỏi chỗ bám ở mặt trước và bờ trên của sụn mi. Khâu rút ngắn cơ nâng mi trên vào mặt trước sụn bằng 3 mũi chỉ chữ U (mức độ rút ngắn tùy thuộc vào chức năng cơ nâng mi trên và mức độ sụp mi).

- Khâu phục hồi mép mổ, tạo 2 mí: dùng chỉ khâu từ mép da qua mặt trên sụn mi trên, xuyên qua mép da bên kia thắt chỉ tạo 2 mí.

- Tra betadin 5%, tra dung dịch kháng sinh, mỡ kháng sinh vào mắt, băng ép.

VI. THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT

Thay băng hàng ngày, tra dung dịch betadin 5% vào mép phẫu thuật, tra dung dịch kháng sinh, mỡ kháng sinh vào mắt, cắt chỉ sau 10 ngày.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chỉnh quá mức.

+ Day, xoa mi trên thực hiện sớm 2 hoặc 3 ngày đầu sau phẫu thuật.

+ Nếu có biến chứng viêm, loét giác mạc do hở mi, có thể hạ mi trên để điều trị ổn định viêm giác mạc sau đó xử lý sụp mi.

- Chỉnh non: cần phẫu thuật tăng cường.

- Rụng lông mi: do tổn thương các nang lông: đường rạch da cần cách xa trên hàng lơng mi, có thể ghép lông mi từ lông mày.

Kết quả tốt khi:

- Bờ mi ở vị trí bình thường, khơng bị biến dạng và cân xứng ở các hướng nhìn - Có sự đồng bộ trong cử động chớp mi giữa 2 mắt.

- Nếp mi có độ cong bình thường và cân xứng hai bên. - Mắt nhắm kín khi ngủ.

THỬ KÍNH ĐO KHÚC XẠ CHỦ QUAN I. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

Quy trình thử kính là một phương pháp đánh giá khúc xạ chủ quan.

II. CHỈ ĐỊNH

- Các trường hợp có tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị) cần thử kính để có thể cho kính điều chỉnh hoặc phẫu thuật.

- Các trường hợp lão thị.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Đang có bệnh viêm nhiễm cấp tính tại mắt.

- Người bệnh tuổi nhỏ quá, già q, hoặc khơng phối hợp để thử kính chính xác.

IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện 1. Người thực hiện

2. Phương tiện

Hộp kính và gọng kính thử, bảng thị lực hoặc máy chiếu thị lực.

3. Người bệnh

Hướng dẫn người bệnh đầy đủ về phương pháp, bảng thị lực, và cách trả lời.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung của Bộ Y tế.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH NHÃN KHOA (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w