PHẪU THUẬT MÚC NỘI NHÃN CÓ ĐẶT BI CHÓP CƠ I ĐẠI CƯƠNG

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH NHÃN KHOA (Trang 117 - 119)

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 1 Trong mổ

PHẪU THUẬT MÚC NỘI NHÃN CÓ ĐẶT BI CHÓP CƠ I ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật múc nội nhãn có đặt bi chóp cơ là phẫu thuật cắt bỏ giác mạc và tổ chức nội nhãn kết hợp với đặt bi trong chóp cơ nhằm phục hồi thể tích hốc mắt thiếu hụt, đặt mắt giả đầy hơn, vận động linh hoạt hơn, cân đối so với mắt lành và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

II. CHỈ ĐỊNH

- Mắt mất chức năng khơng cịn khả năng điều trị bảo tồn, đau nhức, kích thích. - Cần lắp mắt giả.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- U nội nhãn.

- Nhãn cầu teo q nhỏ.

- Tình trạng tồn thân khơng cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện 1. Người thực hiện Bác sĩ chuyên khoa Mắt. 2. Phương tiện - Bộ dụng cụ chuyên khoa mắt. - Đốt điện hai cực. - Bi silicon. 3. Người bệnh

- Vệ sinh mắt trước phẫu thuật - Chụp ảnh trước phẫu thuật

- Tư vấn cho người bệnh trước phẫu thuật

4. Hồ sơ bệnh án

- Mơ tả tổn thương bằng hình vẽ.

- Ghi rõ dự kiến phương pháp định thực hiện.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH1. Kiểm tra hồ sơ 1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh3. Thực hiện kỹ thuật 3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây mê và kết hợp gây tê bổ sung cạnh nhãn cầu và dưới kết mạc.

3.2. Tiến hành phẫu thuật

- Đặt vành mi.

- Rạch kết mạc quanh rìa giác mạc.

- Cắt bỏ giác mạc, củng mạc cách rìa 3 - 4mm. - Lấy sạch tổ chức nội nhãn.

- Đốt cầm máu thị thần kinh. - Cắt thị thần kinh.

- Cắt đôi túi củng mạc đi qua thị thần kinh để bộc lộ chóp cơ, thường ở kinh tuyến 7 giờ -13 giờ hoặc 5 giờ -11 giờ, tránh vị trí các cơ trực.

- Đặt bi silicon vào trong chóp cơ.

- Khâu củng mạc phía sau và phía trước bằng chỉ vicryl 5-0. - Khâu kết mạc.

- Băng ép.

VI. THEO DÕI

- Người bệnh khám lại 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng sau phẫu thuật - Lắp mắt giả sau 2 tuần

- Đánh giá cân xứng với mắt lành và vận động của mắt giả

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ1. Trong phẫu thuật 1. Trong phẫu thuật

- Chảy máu, đốt cầm máu thị thần kinh thật tốt.

- Choáng, ngất do đau và sợ, cần giảm đau tốt trước phẫu thuật.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: băng ép và theo dõi. - Nhiễm trùng: kháng sinh.

- Lộ bi sau một thời gian: ít gặp hơn nhiều so với đặt bi silicon trong túi củng mạc.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH NHÃN KHOA (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w