PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LÕM MẮT I ĐẠI CƯƠNG

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH NHÃN KHOA (Trang 108 - 110)

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 1 Trong mổ

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LÕM MẮT I ĐẠI CƯƠNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Lõm mắt có thể xuất hiện nguyên phát hay thứ phát sau vỡ sàn hốc mắt hay khoét bỏ nhãn cầu. Trong bài này chúng tôi mô tả cách thức phẫu thuật điều trị: lõm mắt nguyên phát do teo mỡ hốc mắt và lõm mắt do vỡ sàn hốc mắt.

Phẫu thuật điều trị lõm mắt nhằm bù đắp thể tích bị thiếu hụt do một số bệnh lý hốc mắt.

II. CHỈ ĐỊNH

- Lõm mắt do teo mỡ hốc mắt.

- Vỡ sàn hốc mắt gây lõm mắt (> 2mm). - Lõm mắt sau khoét bỏ nhãn cầu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng tồn thân khơng cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ1. Người thực hiện 1. Người thực hiện Bác sĩ chuyên khoa Mắt. 2. Phương tiện - Bộ dụng cụ hốc mắt. - Đốt điện hai cực.

- Vật liệu để vá sàn hốc mắt: tấm lưới titan.

3. Người bệnh

- Làm vệ sinh tại chỗ và tồn thân. - Chụp ảnh trước phẫu thuật (nếu có thể).

- Tư vấn cho người bệnh trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH1. Kiểm tra hồ sơ 1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh3. Thực hiện kỹ thuật 3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

- Uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau.

- Gây mê nếu phẫu thuật dự định kéo dài, người bệnh không hợp tác. - Gây tê tại chỗ.

3.2. Kỹ thuật

3.2.1. Ghép mỡ mi mắt (lõm mi mắt)

- Sát khuẩn vùng mông hay thành bụng trái. - Rạch da và lấy bỏ lớp thượng bì.

- Lấy mỡ (thường ở thành bụng bên trái hay mông ngang mức gai chậu trước trên) cho vào dung dịch NaCl 0,9% có pha kháng sinh.

- Đánh dấu nếp gấp mi.

- Gây tê tại chỗ: tiêm dưới da mi và cạnh nhãn cầu.

- Rạch da mi, cơ vòng mi và cân vách hốc mắt, bộc lộ túi mỡ mi sau cân vách hốc mắt. - Ghép mỡ và khâu lớp hạ bì của mảnh ghép vào cân vách hốc mắt bằng chỉ vicryl 6.0. - Có thể khâu phục hồi cân vách hốc mắt hoặc không.

- Khâu da mi và tạo nếp mí.

3.2.2. Ghép mỡ và vá sàn hốc mắt

- Gây mê.

- Rạch da mi cách bờ mi dưới 1mm. - Rạch qua cơ vòng mi, cân vách hốc mắt. - Rạch và tách màng xương hốc mắt. - Bộc lộ vùng vỡ xương.

- Vá sàn hốc mắt bằng Medpore hay tấm lưới titan tùy theo diện vỡ sàn hốc mắt. - Nếu mắt còn lõm nhiều, lấy mỡ và ghép mỡ hốc mắt.

- Khâu vết phẫu thuật bằng chỉ vicryl 6-0.

3.2.3. Ghép mỡ sau khoét bỏ nhãn cầu

- Sát khuẩn vùng mông trên hay thành bụng bên trái và lấy mỡ. - Rạch kết mạc (trong trường hợp đã khoét bỏ nhãn cầu).

- Đặt mảnh ghép mỡ và khâu mép kết mạc vào xung quanh lớp hạ bì cịn lại.

Người bệnh được khám lại 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Xuất huyết trước cân vách hốc mắt: theo dõi, chườm lạnh.

- Xuất huyết hốc mắt: theo dõi và dẫn lưu máu tụ hốc mắt nếu cần thiết. - Thải vật liệu vá sàn hốc mắt: phẫu thuật lại.

- Mất thị lực do đặt miếng vật liệu quá sâu về phía sau gây tổn thương dây thị giác: lấy bỏ tấm vá sàn hốc mắt hay đặt lại.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHUYÊN NGÀNH NHÃN KHOA (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w