Tiềm năng và thế mạnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển năng lực động công ty TNHH baiksan việt nam đến năm 2022 (Trang 33 - 35)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Baiksan Việt Nam

2.1.2 Tiềm năng và thế mạnh

Tiềm năng đầu tiên phải kể đến là ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty. Ngành sản xuất da nhân tạo là một trong những ngành nhiều tiềm năng do sản phẩm da nhân tạo đã và đang đƣợc kêu gọi sử dụng thay thế cho các sản phẩm làm từ da thật. Các sản phẩm từ da thật hiện nay gây ra rất nhiều tranh cãi về đạo đức, các vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng và hệ cân bằng sinh thái. Thế giới hiện đã và đang ngày có nhiều động thái kêu gọi hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ da, lông

thú thật. Ngƣời tiêu dùng thông minh ngày càng suy nghĩ nhiều hơn đến những sản phẩm an toàn cho hệ sinh thái. Do vậy, ngành công nghiệp vật liệu thay thế nói chung và ngành cơng nghiệp sản xuất da nhân tạo nói riêng sẽ là những ngành rất tiềm năng trong tƣơng lai, hứa hẹn có nhiều cơ hội.

Theo báo cáo khảo sát của kênh Reseach And Markets, thị trƣờng da nhân tạo toàn cầu đạt 22,13 tỷ USD vào năm 2015 và dự kiến sẽ đạt 33,54 tỷ USD vào năm 2021 với tỷ lệ tăng trƣởng trung bình hàng năm là 7,20% từ năm 2016 đến năm 2021. Nếu phân loại theo loại hình sản phẩm, thị trƣờng da nhân tạo có thể đƣợc chia thành polyurethane (PU) và polyvinyl clorua (PVC). Hiên nay ở một số nƣớc nhƣ Ấn Độ, Ethiopia và Tanzania, loại da PVC vẫn có nhiều lợi thế vì nó rẻ hơn nhiều so với da PU. Tuy nhiên loại da PU hiện đang chiếm ƣu thế trên thị trƣờng do tắnh chất vật lý vƣợt trội, tắnh thân thiện với môi trƣờng hơn so với da PVC. Và da polyurethane có khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng tồn cầu. Cơng ty TNHH Baiksan Việt Nam đã và đang sản xuất da nhân tạo từ polyurethane và vẫn định hƣớng phát triển thêm sản phẩm mới từ polyurethane.

Một trong những thế mạnh khác của công ty nằm ở công nghệ sản xuất da nhân tạo SUEDE. Hiện nay, công ty TNHH Baiksan Việt Nam là một trong số ắt những công ty tại Việt Nam có thể sản xuất đƣợc loại da lộn SUEDE. Công nghệ này đƣợc học hỏi từ Nhật Bản và đang đƣợc triển khai tại nhà máy thứ hai của cơng ty.

Bên cạnh đó, năm 2009 công ty đã đầu tƣ dây chuyền tái chế DMF trị giá 2,115,000 USD, là một trong ba cơng ty có hệ thống tái chế DMF ở nƣớc ta. Vì DMF khơng chỉ đƣợc sử dụng trong ngành sản xuất da nhân tạo mà còn đƣợc sử dụng ở rất nhiều ngành khác, nên việc công ty có hệ thống tái chế DMF ngồi việc giúp giảm thiểu ơ nhiễm mơi trƣờng cịn giảm thiểu lãng phắ, giảm tắnh cạnh tranh trong giá thành. Công ty cịn có thể nhận gia cơng DMF bằng cơng suất dƣ thừa của hệ thống trên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển năng lực động công ty TNHH baiksan việt nam đến năm 2022 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)