Tăng cường tính tiện ích của các sản phẩm Ebanking

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 80 - 82)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

5.2 Các giải pháp thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ Ebanking tại các ch

5.2.1.2 Tăng cường tính tiện ích của các sản phẩm Ebanking

Trong mơ hình nghiên cứu, yếu tố sự hữu ích có tác động mạnh thứ hai đến quyết định sử dụng Ebanking, điều đó có nghĩa khách hàng nhận thấy dịch vụ Ebanking có nhiều tiện ích hay các sản phẩm Ebanking đa dạng có thể đáp ứng được mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng, thì họ sẽ sẵn sàng sử dụng dịch vụ này.

Dù được xác định là mục tiêu phát triển của nhiều NH nhưng trên thực tế ngoài các chi nhánh của các NH nước ngồi, và các NH lớn đi đầu về cơng nghệ như VCB, Vietinbank, Techcombank, Sacombank, BIDV….thực sự có triển khai dịch vụ Ebanking thì các NH cịn lại có quy mơ nhỏ hơn có dịch vụ Ebanking khá sơ xài chỉ dừng lại ở mức truy vấn thông tin, tra cứu giao dịch và một số dịch vụ thanh tốn cơ bản. Nhìn chung sự phát triển dịch vụ Ebanking tại các NH tại Việt Nam đã có sự phát triển trong vài năm qua đem lại một số hiệu quả nhất định, nhưng có thể nói Ebanking của các NH hiện nay vẫn chưa ở mức tiên tiến cao, còn cách xa với các dịch vụ của các NH trên thế giới và trong khu vực về mức độ tiện ích, hiện đại, tự động hóa tiện dụng cho khách hàng.

Để phát triển dịch vụ Ebanking ngày càng mạnh hơn thu hút được nhiều khách hàng sử dụng thì ngồi việc đầu tư hệ thống công nghệ tiên tiến hiện đại, các chi nhánh NH cần đa dạng hóa các dịch vụ dựa vào chính nhu cầu của các khách hàng theo hướng sau :

-Tiếp nhận ý tưởng hình thành các dịch vụ, sản phẩm mới từ nhiều nguồn. -Lựa chọn các ý tưởng của khách hàng với nhiều đặc điểm nổi bật phù hợp với NH như : tạo được sự khác biệt so với thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, tăng được uy tín hình ảnh của ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu của đa số khách hàng…

-NH đánh giá lựa chọn các sản phẩm phù hợp với điều kiện hiện tại của NH -Cho ra mắt và thử nghiệm sản phẩm mới với một nhóm khách hàng, xem xét phản ứng của họ để có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp trước khi quyết đưa sản phẩm ra thị trường hay thay thế bằng một sản phẩm khác.

Đồng thời các chi nhánh NH cũng có thể đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ Ebanking bằng cách tham khảo những sản phẩm của các ngân hàng khác trong nước và trên thế giới. Số lượng các sản phẩm dịch vụ Ebanking của các NH trên thế giới rất nhiều và không ngừng tăng lên, dịch vụ Ebanking với mong muốn đem tất cả các sản phẩm giao dịch tại ngân hàng cũng có thể giao dịch qua hệ thống điện tử. Vì thế các NH tại Việt Nam có thể cung ứng các sản phẩm Ebanking không chỉ giới hạn trong các sản phẩm hiện đang có mà phát triển các sản phẩm hồn tồn mới vào

dịch vụ Ebanking thông qua việc học tập các sản phẩm của NH trên thế giới và điều chỉnh cho phù hợp với qui định và điều kiện trong nước.

Bên cạnh đó, để tăng tính tiện ích cho dịch vụ Ebanking các NHTM nên tăng cường việc kết hợp các dịch vụ, sản phẩm với nhau. Ví dụ như : khi khách hàng mở tài khoản NH có thể đăng ký dịch vụ SMS cho khách hàng; cho phép khách hàng đăng ký giao dịch Internetbanking trực tuyến thay vì phải đăng ký tại các chi nhánh phịng giao dịch, rút tiền tại ATM không cần thẻ mà thông qua Mobile hoặc Internet banking, dịch vụ này mới chỉ có một vài ngân hàng áp dụng, hoặc thậm chí cho phép khách hàng rút tiền tại ngân hàng không cần chủ tài khoản mà thông qua mã được nhắn qua SMS, Mobile, Internet Banking của chủ tài khoản….đồng thời các NH cũng có chính sách bán chéo các sản phẩm khi khách hàng vay, mở thẻ, mở tài khoản…để cung cấp các dịch vụ một cách trọn gói khép kín và khai thác hết những tính năng các dịch vụ đang có của NH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)