Cơ chế tác động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại việt nam (Trang 30 - 32)

1.4. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệqua lãi suất

1.4.2. Cơ chế tác động

1.4.2.1. Kênh lãi suất

Có những thảo luận về cách mà CSTT tác động đến các biến vĩ mô thực. Kênh truyền thống này của MTM liên kết với một sự mở rộng trong tiền tệ với sự giảm trong lãi suất thực (vì giá cả là cứng nhắc trong ngắn hạn) gây ra những thành phần nhạy cảm với lãi suất của tổng cầu, chẳng hạn chi tiêu đầu tư, tăng cái mà cuối cùng gây ra sản lượng tăng.

Một đặc trưng quan trọng của cơ chế tác động lãi suất là nó nhấn mạnh rằng chính lãi suất thực tế, chứ không phải lãi suất danh nghĩa, tác động tới các quyết định của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Ngồi ra, thơng thường chính lãi suất thực tế dài hạn, chứ không phải lãi suất ngắn hạn mới tác động mạnh đến chi tiêu.

Mấu chốt của vấn đề là hiện tượng giá cả cứng nhắc, tức thực tế mức giá chung điều chỉnh chậm chạp theo thời gian nên lạm phát kỳ vọng là ổn định. Do đó, một sự giảm trong lãi suất danh nghĩa ngắn hạn cũng làm giảm lãi suất thực tế ngắn hạn. Mặt khác, lãi suất dài hạn là số bình quân được dự kiến của lãi suất ngắn hạn tương lai, cho thấy rằng lãi suất thực tế ngắn hạn thấp hơn dẫn tới sự suy giảm trong lãi suất thực tế dài hạn. Sau đó, lãi suất thực tế thấp hơn sẽ dẫn tới sự gia tăng trong đầu tư rồi làm tăng sản lượng.

Như phần nghiên cứu trước đây đã trình bày, các nghiên cứu tìm hiểu kênh lãi suất đã đưa ra những mơ hình định lượng mơ tả mối quan hệ lãi suất tác động đến cung tiền rồi tác động đến sản lượng (Sims (1980)). Luận văn này sử dụng mối quan hệ trên, ngoài ra bổ sung thêm quan hệ truyền dẫn từ lãi suất chính sách truyền dẫn đến lãi suất của các ngân hàng vào cơ chế trên (Tai et al. (2012), Ogundipe & Alege (2013),

Disyatat & Vongsinsirikul (2003)). Cơ chế truyền dẫn của kênh lãi suất mà luận văn kỳ vọng như sau:

Lãi suất chính sách ↑=> Lãi suất của các ngân hàng ↑=> Cung tiền ↓ => I ↓ => Y ↓ Đây là kênh cơ bản nhất nên tác giả chỉ nghiên cứu MTM qua lãi suất thông qua cơ chế này ở phần nghiên cứu định lượng

1.4.2.2. Kênh giá tài sản

Việc thực thi các sốc tiền tệ tiềm năng khác là những biến động trong giá tài sản.Một mở rộng tiền tệ có thể tăng giá cả cổ phần trên thị trường tài chính vì cổ phần giờ đây tương đối hấp dẫn hơn so với trái phiếu (vì lãi suất hạ) cũng như cải thiện cái nhìn về lợi nhuận của cơng ty (vì chi tiêu hộ gia đình tăng). Giá cả cố phiếu cao hơn, đến lượt nó, có thể tạo ra xung phản ứng bằng 3 cách:

Đầu tiên, giá cổ phần cao hơn làm tăng giá trị thị trường của công ty tương đối với với chi phí thay thế vốn, cũng được biết đến như Tobin’s q, làm tăng đầu tư. Thứ hai, tăng giá cổ phần làm giá trị tài sản tài chính tăng, tăng nguồn lực cả đời của người tiêu dùng và do đó tiêu dùng cao hơn. Ngồi ra, cơ chế giá cả cổ phần cao hơn làm tăng giá trị ròng của doanh nghiệp và hộ gia đình và gia tăng chi tiêu của họ, tác động này cũng là một phần của tác động đến bảng tổng kết tài sản của hộ gia đình. (xem mục 1.2.6) Chú ý rằng khái niệm của vốn cổ phần ở đây có thể cũng được mở rộng cho một phạm vi rộng hơn của các tài sản, chẳng hạn như nhà ở và đất đai. Tuy nhiên, vì giới hạn dữ liệu luận văn sẽ chỉ tập trung chỉ vào cổ phần của thị trường chứng khoán để thay thế cho một phạm vi rộng lớn của của các loại tài sản.

Do đó, cơ chế truyền dẫn của kênh giá tài sản qua lãi suất như sau: Lãi suất chính sách ↑ => Chỉ số chứng khoán ↓ => Tiêu dùng ↓ => Y ↓

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại việt nam (Trang 30 - 32)