Lựa chọn các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại việt nam (Trang 36 - 38)

1.4. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệqua lãi suất

1.4.4. Lựa chọn các biến nghiên cứu

Dựa trên những nghiên cứu trước đây, luận văn sẽ lựa chọn các biến sau đây để phân tích về sau

Các đại diện cho yếu tố bên ngoài nền kinh tế Việt Nam gồm Giá hàng hóa thế giới như Sims (1992) đại diện cho tác động của các cú sốc về giá trên thị trường thế giới cũng đồng thời phản ánh cú sốc từ phía cung; Lãi suất của Mỹ như Ngalawa & Viegi (2011) đại diện cho ảnh hưởng của thị trường tài chính thế giới đến nền kinh tế trong nước.

Các biến trong nước gồm: Chỉ số sản lượng công nghiệp được Sims (1992) sử dụng như một thay thế cho sản lượng trong với tần suất cao hàng tháng thay vì hàng quý như GDP; CPI tương tự như Sims (1992), TPTTT M2 cũng đã được nhiêu nhiều nghiên cứu sử dụng như Gordon (1981), Laurens & Maino(2007), Ngalawa và Viegi (2011), Le & Pfau (2009); Tín dụng là một biến quen thuộc cũng được nhiều nghiên cứu sử dụng như Samantaraya & Kamaiah (2011), Le & Pfau (2009), Tang (2006); bên cạnh đó Tiền gửi cũng được Bernanke & Blinder (1992) lựa chọn; Chỉ số chứng khoán được dùng trong nghiên cứu về kênh giá tài sản theo Disyatat & Vongsinsirikul (2003), Tang (2006). LSHĐ là thành phần không thể thiếu trong nhiêu nghiên cứu điển hình là Sims(1992), Bernanke & Blinder (1992).

Biến LSTCK được lựa chọn vì nó là biến số lãi suất của NHNN được xác lập trong quan hệ cho vay chiết khấu giấy tờ có giá thơng thường của NHNN với NHTM. Nếu lãi suất này tăng, ảnh hưởng sẽ trực tiếp hơn đối với chi phí NHTM trong trường hợp cần vay vốn NHNN. Bên cạnh LSTCK cịn có thể lựa chọn lãi suất tái cấp vốn như trong dữ liệu của IMF, vì LSTCK và lãi suất tái cấp vốn cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường biến động cùng chiều nhau. Lựa chọn LSTCK không phải là lựa chọn tốt nhất nhưng là lựa chọn tối ưu khi không tiếp cận được diễn biến của lãi suất trúng thầu TTM, mức dự trữ của hệ thống ngân hàng (Phạm Thị Tuyết Trinh, 2013). Do đó, để tìm hiểu mối quan hệ giữa lãi suất chính sách và lãi suất tiền gửi ngắn hạn, luận văn sử dụng biến LSTCK như một biến lãi suất CSTT tại Việt Nam.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã khái quát những lý thuyết nền về CSTT, các công cụ và cơ chế lan truyền của CSTT thông qua các kênh khác nhau trong nền kinh tế. Sau đó, tác giả cũng tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về cơ chế truyền dẫn CSTT trên thế giới tương đồng với dự định của tác giả. Từ đó làm cơ sở chọn lọc, xây dựng mơ hình nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG2: PHÂN TÍCH CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua lãi suất tại việt nam (Trang 36 - 38)